Dẫn số liệu nghiên cứu mới đây về xu hướng tiêu dùng của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Neilsen, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thi Kim Thoa cho biết, có đến 90% người được hỏi ở Thành phố Hồ Chí Minh và 83% ở Hà Nội đã trả lời sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn.
Tuy nhiên, tại nhiều khu vực nông thôn nhất là trong các chợ truyền thống, do chưa có một mạng lưới phân phối vững chắc nên hàng Việt Nam vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường.
Từ hiệu ứng tích cực
Tại Hội nghị sơ kết Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 28/12 tại Hà Nội, Bộ này cho biết dù khó khăn nhưng tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong năm 2011 vẫn đạt 2.004 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2010.
Đặc biệt, với nhiều hoạt động Xúc tiến thương mại hướng vào các thị trường nông thôn, biên giới, hải đảo đã tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng với hàng Việt.
Đại diện Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2011, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhưng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý chính thức vẫn được mở rộng về hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 3.454 đại lý, 60 siêu thị Vinatex-mart và trung tâm thương mại.
Ngoài ra, theo Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), với hàng trăm lượt bán hàng về nông thôn trong năm 2011 đã thu hút 655.179 người dân địa phương tới tham quan, mua sắm và doanh thu mang lại hơn 57 tỷ đồng.
Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, các đợt bán hàng Việt không chỉ có rất nhiều người dân trên địa bàn đến mua sắm mà còn thu hút đông đảo dân cư các nước láng giềng như Lào, Campuchia tham gia.
Các ngành hàng cũng phong phú, đa dạng, bắt mắt với người tiêu dùng hơn, ngoài các sản phẩm thế mạnh là hàng may mặc thì các mặt hàng truyền thống của địa phương, đồ dùng gia đình, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng văn hóa phẩm, chế biến, nội thất… cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng đến mua sắm.
Điểm nổi bật của chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đó là đã từng bước tạo ra được sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập ngoại.
"Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm đầu vào, nguyên liệu cũng như thiết bị máy móc của các doanh nghiệp tăng bình quân 25%,” ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trường Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho hay.
Thành công trong tay doanh nghiệp
Dù đã tạo ra được sức lan tỏa mạnh mẽ trong quá trình triển khai nhưng theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp và địa phương, do chưa có mạng lưới phân phối vững chắc nên hàng hóa phải qua nhiều khâu trung gian, thậm chí tại các chợ truyền thống (nơi chiếm đến 80% thị phần bán lẻ) hàng Việt vẫn còn yếu thế trước sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp BSA chia sẻ, ở chợ truyền thống hàng Việt còn chưa thực sự hấp dẫn người bán hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn “ngại” đưa hàng của mình vào chợ vì bị ám ảnh là hàng của mình sẽ bị đánh đồng với “hàng chợ.”
Do vậy, để người tiêu dùng Việt quan tâm và sử dùng hàng nội địa nhiều hơn theo bà Hạnh, các doanh nghiệp phải có chiến lược thị trường trong đó phải nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý để người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của họ.
Chung quan điểm này, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp Hội bán lẻ Việt Nam cũng cho rằng, một vấn đề tồn tại chính là sự thiếu đa dạng của hàng Việt, hơn nữa chất lượng và giá cả dù có tiến bộ nhưng thực chất vẫn chưa thay đổi nhiều.
Đơn cử tại chợ Đông Xuân, một khu chợ khá lớn giữa thủ đô Hà Nội, qua khảo sát thì bà con tiểu thương ở đây cũng rất muốn bán hàng Viêt, doanh nghiệp cũng muốn đưa hàng Việt vào bán và người tiêu dùng cũng muốn mua hàng Việt, nhưng thực tế là hàng Việt vẫn không đưa được vào nhiều mà chủ yếu là hàng ngoại nhập.
“Trong khi các tiểu thương muốn bán hàng Việt nhưng doanh nghiệp lại không đáp ứng được vì phải mua số lượng lớn nên hai bên không thể gặp nhau,” bà Loan băn khoăn.
Trước thực tế trên, theo đánh giá của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, để tạo ra sức lan tỏa của cuộc vận động nhiều hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012, trong đó, bộ phận xúc tiến thương mại nội địa sẽ được coi là một cấu thành hết sức quan trọng.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để tạo sự liên kết trong việc cung cấp thông tin thị trường nhằm tăng cường hợp tác và hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh.
Bộ cũng đang đôn đốc các trường xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng, phụ trách quầy, cửa hàng trưởng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bà con.
“Cần kết hợp trương trình xúc tiến thương mại nội địa với các chương trình khuyến công để đưa được các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp vào thị trường nội địa nhiều hơn, đồng thời lồng ghép nhiều chương trình để đưa hàng Việt vào chợ truyền thống,” Thứ trưởng nhấn mạnh./.
Tuy nhiên, tại nhiều khu vực nông thôn nhất là trong các chợ truyền thống, do chưa có một mạng lưới phân phối vững chắc nên hàng Việt Nam vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường.
Từ hiệu ứng tích cực
Tại Hội nghị sơ kết Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 28/12 tại Hà Nội, Bộ này cho biết dù khó khăn nhưng tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong năm 2011 vẫn đạt 2.004 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2010.
Đặc biệt, với nhiều hoạt động Xúc tiến thương mại hướng vào các thị trường nông thôn, biên giới, hải đảo đã tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng với hàng Việt.
Đại diện Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2011, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhưng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý chính thức vẫn được mở rộng về hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 3.454 đại lý, 60 siêu thị Vinatex-mart và trung tâm thương mại.
Ngoài ra, theo Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), với hàng trăm lượt bán hàng về nông thôn trong năm 2011 đã thu hút 655.179 người dân địa phương tới tham quan, mua sắm và doanh thu mang lại hơn 57 tỷ đồng.
Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, các đợt bán hàng Việt không chỉ có rất nhiều người dân trên địa bàn đến mua sắm mà còn thu hút đông đảo dân cư các nước láng giềng như Lào, Campuchia tham gia.
Các ngành hàng cũng phong phú, đa dạng, bắt mắt với người tiêu dùng hơn, ngoài các sản phẩm thế mạnh là hàng may mặc thì các mặt hàng truyền thống của địa phương, đồ dùng gia đình, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng văn hóa phẩm, chế biến, nội thất… cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng đến mua sắm.
Điểm nổi bật của chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đó là đã từng bước tạo ra được sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập ngoại.
"Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm đầu vào, nguyên liệu cũng như thiết bị máy móc của các doanh nghiệp tăng bình quân 25%,” ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trường Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho hay.
Thành công trong tay doanh nghiệp
Dù đã tạo ra được sức lan tỏa mạnh mẽ trong quá trình triển khai nhưng theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp và địa phương, do chưa có mạng lưới phân phối vững chắc nên hàng hóa phải qua nhiều khâu trung gian, thậm chí tại các chợ truyền thống (nơi chiếm đến 80% thị phần bán lẻ) hàng Việt vẫn còn yếu thế trước sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập.
Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp BSA chia sẻ, ở chợ truyền thống hàng Việt còn chưa thực sự hấp dẫn người bán hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn “ngại” đưa hàng của mình vào chợ vì bị ám ảnh là hàng của mình sẽ bị đánh đồng với “hàng chợ.”
Do vậy, để người tiêu dùng Việt quan tâm và sử dùng hàng nội địa nhiều hơn theo bà Hạnh, các doanh nghiệp phải có chiến lược thị trường trong đó phải nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý để người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của họ.
Chung quan điểm này, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp Hội bán lẻ Việt Nam cũng cho rằng, một vấn đề tồn tại chính là sự thiếu đa dạng của hàng Việt, hơn nữa chất lượng và giá cả dù có tiến bộ nhưng thực chất vẫn chưa thay đổi nhiều.
Đơn cử tại chợ Đông Xuân, một khu chợ khá lớn giữa thủ đô Hà Nội, qua khảo sát thì bà con tiểu thương ở đây cũng rất muốn bán hàng Viêt, doanh nghiệp cũng muốn đưa hàng Việt vào bán và người tiêu dùng cũng muốn mua hàng Việt, nhưng thực tế là hàng Việt vẫn không đưa được vào nhiều mà chủ yếu là hàng ngoại nhập.
“Trong khi các tiểu thương muốn bán hàng Việt nhưng doanh nghiệp lại không đáp ứng được vì phải mua số lượng lớn nên hai bên không thể gặp nhau,” bà Loan băn khoăn.
Trước thực tế trên, theo đánh giá của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, để tạo ra sức lan tỏa của cuộc vận động nhiều hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012, trong đó, bộ phận xúc tiến thương mại nội địa sẽ được coi là một cấu thành hết sức quan trọng.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để tạo sự liên kết trong việc cung cấp thông tin thị trường nhằm tăng cường hợp tác và hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh.
Bộ cũng đang đôn đốc các trường xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng, phụ trách quầy, cửa hàng trưởng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bà con.
“Cần kết hợp trương trình xúc tiến thương mại nội địa với các chương trình khuyến công để đưa được các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp vào thị trường nội địa nhiều hơn, đồng thời lồng ghép nhiều chương trình để đưa hàng Việt vào chợ truyền thống,” Thứ trưởng nhấn mạnh./.
Ngọ Xuân Quảng ( Vietnam+)