Ngày 23/8, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mikdad cho biết nước ông đang chờ tin mới từ Ban Thư ký Liên hợp quốc về chi tiết các bước đi tiếp theo sau khi sứ mệnh của Phái bộ giám sát của Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) kết thúc.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Trưởng phái bộ UNSMIS, Tướng Babacar Gaye, ông Mikdad cho biết: "Bước tiếp theo là nối lại sự hiện diện của Liên hợp quốc tại Syria theo cách thức khác, và chúng tôi đang chờ đợi tin tức từ Ban thư ký trong vài ngày tới."
UNSMIS đã kết thúc bốn tháng hoạt động tại Syria hồi tuần trước. Liên hợp quốc đã nhất trí thành lập một văn phòng dân sự tại Damascus để duy trì sự hiện diện tại Syria. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã bổ nhiệm nhà ngoại giao người Angieria Lakhdar Brahimi làm đặc phái viên mới của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) tại Syria, thay thế ông Kofi Annan, người vừa từ chức hồi tháng trước.
Về việc này, Thứ trưởng Mikdad cho biết Syria đã thông báo với Liên hợp quốc chấp thuận sự bổ nhiệm ông Brahimi và sẵn sàng phối hợp với ông và lắng nghe các ý tưởng của ông về giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay.
Cũng trong phát biểu trên, Thứ trưởng Mikdad cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò "nguy hiểm" khi nước này dung túng và hỗ trợ các nhóm vũ trang hoạt động tại Syria.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, một nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các quan chức nước này và Mỹ đã bắt đầu cuộc họp đầu tiên tại Ankara bàn "kế hoạch tác chiến" nhằm đặt dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nguồn tin trên, phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ gồm các quan chức quân đội, tình báo và ngoại giao, do quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Halit Cevik dẫn đầu, trong khi phái đoàn Mỹ với thành phần tương tự do Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Elisabeth Jones dẫn đầu.
Hai bên thảo luận cách thức phối hợp các hoạt động quân sự, tình báo và chính trị để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, đồng thời bàn các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp xảy ra các mối đe dọa tiềm tàng, trong đó có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học mà Washington gọi là "giới hạn đỏ."
Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Syria rằng bất cứ hành động sử dụng vũ khí hóa học nào cũng sẽ là "giới hạn đỏ," làm thay đổi phản ứng của ông đối với cuộc xung đột kéo dài tại nước này.
Cùng ngày, Liên hợp quốc đã kêu gọi "tăng tài trợ cho người dân tại Syria và các nước láng giềng" do tình trạng nhân đạo "xuống cấp nhanh chóng và đáng báo động" sau 17 tháng xung đột bạo lực.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị, ông Jeffrey Feltman đưa ra lời kêu gọi trên tại một cuộc họp trong đó ông báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Trung Đông. Đây là lần đầu tiên ông Feltman đưa ra lời kêu gọi này kể từ khi được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bổ nhiệm vào vị trí này hôm 11/6.
Ông nhấn mạnh rằng người dân Syria đang phải gánh chịu hậu quả của tình trạng quân sự hóa cuộc xung đột hiện nay. Ông cho biết khoảng 2,5 triệu người đang cần hỗ trợ nhân đạo, trong khi ngày càng nhiều người phải sơ tán và sang tị nạn tại các nước láng giềng.
Theo số liệu của một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Anh, gần 24.500 người đã thiệt mạng vì bạo lực tại Syria trong 17 tháng qua, trong đó có hơn 17.200 dân thường. Tuy nhiên, theo Liên hợp quốc, số người thiệt mạng trong cuộc xung đột hiện nay là hơn 17.000 người./.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Trưởng phái bộ UNSMIS, Tướng Babacar Gaye, ông Mikdad cho biết: "Bước tiếp theo là nối lại sự hiện diện của Liên hợp quốc tại Syria theo cách thức khác, và chúng tôi đang chờ đợi tin tức từ Ban thư ký trong vài ngày tới."
UNSMIS đã kết thúc bốn tháng hoạt động tại Syria hồi tuần trước. Liên hợp quốc đã nhất trí thành lập một văn phòng dân sự tại Damascus để duy trì sự hiện diện tại Syria. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng đã bổ nhiệm nhà ngoại giao người Angieria Lakhdar Brahimi làm đặc phái viên mới của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) tại Syria, thay thế ông Kofi Annan, người vừa từ chức hồi tháng trước.
Về việc này, Thứ trưởng Mikdad cho biết Syria đã thông báo với Liên hợp quốc chấp thuận sự bổ nhiệm ông Brahimi và sẵn sàng phối hợp với ông và lắng nghe các ý tưởng của ông về giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay.
Cũng trong phát biểu trên, Thứ trưởng Mikdad cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò "nguy hiểm" khi nước này dung túng và hỗ trợ các nhóm vũ trang hoạt động tại Syria.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, một nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các quan chức nước này và Mỹ đã bắt đầu cuộc họp đầu tiên tại Ankara bàn "kế hoạch tác chiến" nhằm đặt dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nguồn tin trên, phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ gồm các quan chức quân đội, tình báo và ngoại giao, do quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Halit Cevik dẫn đầu, trong khi phái đoàn Mỹ với thành phần tương tự do Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Elisabeth Jones dẫn đầu.
Hai bên thảo luận cách thức phối hợp các hoạt động quân sự, tình báo và chính trị để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, đồng thời bàn các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp xảy ra các mối đe dọa tiềm tàng, trong đó có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học mà Washington gọi là "giới hạn đỏ."
Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Syria rằng bất cứ hành động sử dụng vũ khí hóa học nào cũng sẽ là "giới hạn đỏ," làm thay đổi phản ứng của ông đối với cuộc xung đột kéo dài tại nước này.
Cùng ngày, Liên hợp quốc đã kêu gọi "tăng tài trợ cho người dân tại Syria và các nước láng giềng" do tình trạng nhân đạo "xuống cấp nhanh chóng và đáng báo động" sau 17 tháng xung đột bạo lực.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị, ông Jeffrey Feltman đưa ra lời kêu gọi trên tại một cuộc họp trong đó ông báo cáo với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Trung Đông. Đây là lần đầu tiên ông Feltman đưa ra lời kêu gọi này kể từ khi được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bổ nhiệm vào vị trí này hôm 11/6.
Ông nhấn mạnh rằng người dân Syria đang phải gánh chịu hậu quả của tình trạng quân sự hóa cuộc xung đột hiện nay. Ông cho biết khoảng 2,5 triệu người đang cần hỗ trợ nhân đạo, trong khi ngày càng nhiều người phải sơ tán và sang tị nạn tại các nước láng giềng.
Theo số liệu của một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Anh, gần 24.500 người đã thiệt mạng vì bạo lực tại Syria trong 17 tháng qua, trong đó có hơn 17.200 dân thường. Tuy nhiên, theo Liên hợp quốc, số người thiệt mạng trong cuộc xung đột hiện nay là hơn 17.000 người./.
(TTXVN)