Hơn 14.000 điểm bỏ phiếu đã được mở cửa từ sáng 26/2 để các cử tri Syria tham gia cuộc trưng cầu dân ý về bản dự thảo hiến pháp mới.
Dự kiến, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào 19 giờ theo giờ địa phương cùng ngày.
Đây là nỗ lực cải cách mới nhất của Chính phủ Syria kể từ khi làn sóng biểu tình đẫm máu bùng nổ hồi tháng 3/2011.
Theo nhà chức trách, Syria có hơn 14 triệu cử tri đủ tư cách để tham dự cuộc trưng cầu dân ý.
Đài truyền hình nhà nước Syria đưa tin một số lượng lớn cử tri đã tham gia bỏ phiếu và những người này bày tỏ nguyện vọng Syria sẽ có một nền dân chủ thực sự.
Hiến pháp mới đề nghị thành lập một ủy ban gồm 29 ủy viên do Tổng thống Syria Bashar Al-Assad chỉ định và sẽ xóa bỏ Điều 8 gây nhiều tranh cãi trong hiến pháp hiện hành, vốn quy định Đảng Baath cầm quyền của ông Assad là "lãnh đạo nhà nước và xã hội Syria."
Hiến pháp mới cũng quy định Tổng thống Syria được bầu trực tiếp, sẽ cầm quyền tối đa trong hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 7 năm, đồng thời hướng tới việc khôi phục ổn định tại quốc gia bị bạo loạn tàn phá này.
Trước đó, Tổng thống Bashar Al-Assad cam kết sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 90 ngày nếu như cử tri Syria thông qua dự thảo hiến pháp.
Tuy nhiên, hiện tại, chính phủ nước này đang phải chịu sức ép rất lớn từ phe đối lập và phương Tây, vốn chỉ trích bản dự thảo hiến pháp mới là một "văn kiện nực cười."
Giới phân tích đánh giá việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý là động thái tích cực song khó có thể giải tỏa được sức ép quốc tế đối với ông Assad./.
Dự kiến, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào 19 giờ theo giờ địa phương cùng ngày.
Đây là nỗ lực cải cách mới nhất của Chính phủ Syria kể từ khi làn sóng biểu tình đẫm máu bùng nổ hồi tháng 3/2011.
Theo nhà chức trách, Syria có hơn 14 triệu cử tri đủ tư cách để tham dự cuộc trưng cầu dân ý.
Đài truyền hình nhà nước Syria đưa tin một số lượng lớn cử tri đã tham gia bỏ phiếu và những người này bày tỏ nguyện vọng Syria sẽ có một nền dân chủ thực sự.
Hiến pháp mới đề nghị thành lập một ủy ban gồm 29 ủy viên do Tổng thống Syria Bashar Al-Assad chỉ định và sẽ xóa bỏ Điều 8 gây nhiều tranh cãi trong hiến pháp hiện hành, vốn quy định Đảng Baath cầm quyền của ông Assad là "lãnh đạo nhà nước và xã hội Syria."
Hiến pháp mới cũng quy định Tổng thống Syria được bầu trực tiếp, sẽ cầm quyền tối đa trong hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 7 năm, đồng thời hướng tới việc khôi phục ổn định tại quốc gia bị bạo loạn tàn phá này.
Trước đó, Tổng thống Bashar Al-Assad cam kết sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 90 ngày nếu như cử tri Syria thông qua dự thảo hiến pháp.
Tuy nhiên, hiện tại, chính phủ nước này đang phải chịu sức ép rất lớn từ phe đối lập và phương Tây, vốn chỉ trích bản dự thảo hiến pháp mới là một "văn kiện nực cười."
Giới phân tích đánh giá việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý là động thái tích cực song khó có thể giải tỏa được sức ép quốc tế đối với ông Assad./.
(TTXVN)