Ngày 4/12 là thời hạn chót mới mà Liên đoàn Arập (AL) đặt ra cho Syria để ký nghị định thư về việc đồng ý để AL phái các quan sát viên tới Damascus. Mặc dù không đạt được bước đột phá trước thời hạn này, song Syria vẫn đang tiếp tục thương lượng với AL.
[AL ra hạn chót mới để Syria chấp nhận quan sát viên]
Hãng tin Tân Hoa ngày 4/12 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria, ông Jihad Makdisi nói rằng đang có những trao đổi giữa Syria và AL nhằm thúc đẩy vấn đề quan sát viên đồng thời giữ gìn các lợi ích và chủ quyền của Syria.
Theo người phát ngôn này, chính sách áp đặt trừng phạt là không xác đáng, ảnh hưởng đến người dân Syria đồng thời bày tỏ hy vọng AL sẽ xem xét lại những biện pháp như vậy để không làm tình hình tồi tệ thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh Syria đang tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng và điều này đòi hỏi hiểu rõ thực tế của tình hình chứ không phải xây dựng các chính sách dựa trên tin tức truyền thông sai lạc. Ông Makdisi cũng khẳng định cuộc khủng hoảng ở Syria có thể được giải quyết nội bộ, "không cần những can thiệp quốc tế."
Trước đó, ngày 3/12, một ủy ban cấp bộ trưởng của AL đã áp đặt lệnh cấm tới các nước Arập đối với 19 quan chức của Syria và cho Damascus thời hạn chót mới là tới ngày 4/12 (theo giờ địa phương) phải ký nghị định thư để các quan sát viên vào Syria giám sát tình hình bất ổn ở nước này.
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn một quan chức Qatar cho biết, Damascus đã yêu cầu AL đưa ra "những giải thích chi tiết mới và một số sửa đổi" đối với nghị định thư được đề xuất trên, nhưng các bộ trưởng AL đã "từ chối". Tuy vậy, AL vẫn mở cánh cửa với Syria vì, cũng theo quan chức trên, nếu Syria "muốn ký, họ có thể đến Cairo ngày 5/12."
Trong khi đó, ngày 4/12, phong trào "Xây dựng nhà nước Syria" tuyên bố chính phủ cầm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad cần phải chấp nhận để các quan sát viên AL tới Damascus vì nhiệm vụ của họ "chỉ là quan sát." Lực lượng đối lập này cho rằng giới lãnh đạo Damascus cần ký nghị định thư để chứng tỏ rằng họ phản đối quốc tế hóa cuộc khủng hoảng hiện nay và "không có gì phải hổ thẹn" về điều đó.
Mohammad Habsash, một nghị sỹ và là người đứng đầu phong trào "Con đường thứ ba" mang tính trung lập giữa chính phủ và phe đối lập, cũng cho rằng chính phủ hiện nay nên chấp nhận sáng kiến của AL và cho phép các quan sát viên AL tới những điểm nóng để giúp ngăn chặn nguy cơ quốc tế hóa cuộc khủng hoảng Syria.
Bạo lực vẫn tiếp diễn cuối tuần qua mà theo tổ chức theo dõi nhân quyền ở Syria (trụ sở tại Anh), trong hai ngày 3/12 và 4/12 đã có ít nhất 63 người thiệt mạng./.
[AL ra hạn chót mới để Syria chấp nhận quan sát viên]
Hãng tin Tân Hoa ngày 4/12 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria, ông Jihad Makdisi nói rằng đang có những trao đổi giữa Syria và AL nhằm thúc đẩy vấn đề quan sát viên đồng thời giữ gìn các lợi ích và chủ quyền của Syria.
Theo người phát ngôn này, chính sách áp đặt trừng phạt là không xác đáng, ảnh hưởng đến người dân Syria đồng thời bày tỏ hy vọng AL sẽ xem xét lại những biện pháp như vậy để không làm tình hình tồi tệ thêm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh Syria đang tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng và điều này đòi hỏi hiểu rõ thực tế của tình hình chứ không phải xây dựng các chính sách dựa trên tin tức truyền thông sai lạc. Ông Makdisi cũng khẳng định cuộc khủng hoảng ở Syria có thể được giải quyết nội bộ, "không cần những can thiệp quốc tế."
Trước đó, ngày 3/12, một ủy ban cấp bộ trưởng của AL đã áp đặt lệnh cấm tới các nước Arập đối với 19 quan chức của Syria và cho Damascus thời hạn chót mới là tới ngày 4/12 (theo giờ địa phương) phải ký nghị định thư để các quan sát viên vào Syria giám sát tình hình bất ổn ở nước này.
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn một quan chức Qatar cho biết, Damascus đã yêu cầu AL đưa ra "những giải thích chi tiết mới và một số sửa đổi" đối với nghị định thư được đề xuất trên, nhưng các bộ trưởng AL đã "từ chối". Tuy vậy, AL vẫn mở cánh cửa với Syria vì, cũng theo quan chức trên, nếu Syria "muốn ký, họ có thể đến Cairo ngày 5/12."
Trong khi đó, ngày 4/12, phong trào "Xây dựng nhà nước Syria" tuyên bố chính phủ cầm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad cần phải chấp nhận để các quan sát viên AL tới Damascus vì nhiệm vụ của họ "chỉ là quan sát." Lực lượng đối lập này cho rằng giới lãnh đạo Damascus cần ký nghị định thư để chứng tỏ rằng họ phản đối quốc tế hóa cuộc khủng hoảng hiện nay và "không có gì phải hổ thẹn" về điều đó.
Mohammad Habsash, một nghị sỹ và là người đứng đầu phong trào "Con đường thứ ba" mang tính trung lập giữa chính phủ và phe đối lập, cũng cho rằng chính phủ hiện nay nên chấp nhận sáng kiến của AL và cho phép các quan sát viên AL tới những điểm nóng để giúp ngăn chặn nguy cơ quốc tế hóa cuộc khủng hoảng Syria.
Bạo lực vẫn tiếp diễn cuối tuần qua mà theo tổ chức theo dõi nhân quyền ở Syria (trụ sở tại Anh), trong hai ngày 3/12 và 4/12 đã có ít nhất 63 người thiệt mạng./.
(TTXVN/Vietnam+)