Theo tiến sỹ Vũ Trung Kiên, việc ông Nguyễn Xuân Phúc và trước đó, một số cán bộ cao cấp xin thôi các chức vụ hiện giữ là bình thường trong tiến trình xây dựng Đảng và Nhà nước pháp quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Theo Điều 93 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
Quốc hội đã bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Sáng 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại Nghị quyết số 141/2021/QH14, Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp, ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Sáng 5/4, với 468/468 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Quốc hội khóa XIV đã bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.