Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen dự kiến sẽ nhất trí khởi động đàm phán việc đảm bảo quy chế cho EU giống như hiệp định thương mại tự do.
Thương mại của Thái Lan với Trung Quốc năm 2022 đã tăng 1,53% so với cùng kỳ năm 2021, lên 105,40 USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 34,38 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 71,02 tỷ USD.
Việt Nam cùng 13 quốc gia tham gia đàm phán về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức tại Australia vào tháng 12 tới.
Ngày 29/9, chính phủ Mỹ đã cam kết hỗ trợ 810 triệu USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương và có kế hoạch khởi động đàm phán thương mại vào cuối năm nay.
EU và Ấn Độ đang hướng tới các cuộc đàm phán trên diện rộng, cân bằng, toàn diện dựa trên nguyên tắc công bằng, có đi có lại nhằm giải quyết những vấn đề cản trở quan hệ thương mại song phương.
EU và Ấn Độ đã nối lại tiến trình đàm phán thương mại sau 8 năm gián đoạn. Tiến trình đàm phán nói trên, nhằm củng cố quan hệ kinh tế và thiết lập thỏa thuận thương mại toàn diện chung vào cuối 2023.
EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ sau Mỹ, nhưng các cuộc đàm phán với giữa New Delhi và khối liên minh này bị đổ vỡ vào năm 2013 do các vấn đề cắt giảm thuế và bảo hộ bằng sáng chế.
Mỹ đã liên tục tìm kiếm và có được nhiều cam kết từ Trung Quốc, nhưng vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể trong việc ngăn chặn các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Hàn Quốc và GCC đã đồng ý thúc đẩy một hiệp định thương mại vào năm 2007 và đã có ba vòng đàm phán từ năm 2008 đến năm 2009, nhưng các cuộc thảo luận đã bị đình trệ vào năm 2010.
Theo trang mạng foreignpolicy.com, mặc dù Ấn Độ không thể giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc ngay lập tức, nhưng nước này chắc chắn có thể hội nhập kinh tế sâu rộng với phương Tây.
Sau thời gian dài bế tắc, hai nước đã đạt được thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 vào tháng 1/2020, trong đó Trung Quốc cam kết tăng cường mua các sản phẩm, dịch vụ của Mỹ trị giá tối thiểu 200 tỷ USD.
Nếu đàm phán không đạt kết quả, Mỹ có thể cân nhắc hành động, bao gồm sử dụng “Điều khoản 301” trong Đạo luật Thương mại năm 1974 để áp thuế và các điều khoản tương tự với hàng hóa Trung Quốc.
Đại diện Thương mại Mỹ và Ngoại trưởng Hàn Quốc sẽ thảo luận cách thúc đẩy hợp tác song phương trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vấn đề thuế quan đối với thép và nhôm xuất khẩu của Hàn Quốc.
Bà Tai nhấn mạnh các cuộc đối thoại với đối tác Trung Quốc ghi nhận sự tiến bộ, đồng thời nêu rõ Mỹ muốn Trung Quốc phải gánh vác trách nhiệm về thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" ký tháng 1/2020.
Tháng 6/2018, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế trừng phạt 25% lên thép và 10% lên nhôm của châu Âu, đến khi tổng thống Joe Biden kế nhiệm cũng không dỡ bỏ các loại thuế trên.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc thừa nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại song phương, tác động không chỉ đối với Mỹ-Trung mà cả nền kinh tế toàn cầu.
Sự phức tạp của quan hệ Mỹ-Trung đã bộc lộ rõ trong tháng qua với việc hai bên liên tiếp có các cuộc đàm phán thương mại cũng như việc Mỹ áp các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc.
Vấn đề thương mại Mỹ-Trung sẽ khó tạo ra đột phá lớn trong thời gian ngắn và trong tương lai có thể sẽ tiếp tục có những cuộc thảo luận hạn chế xoay quanh việc phối hợp triển khai giai đoạn đầu.
Diễn đàn CF40 đánh giá, do đang phải đối mặt với sức ép lạm phát, Mỹ có thể tìm cách giảm gánh nặng thuế quan thông qua việc miễn thuế, để tránh sự phản đối tại Quốc hội và giảm bớt áp lực chính trị.