Sau một ngày đưa vào khai thác một đoạn đường Vành đai 2, đoạn từ Ngã Tư Sở-Trường Chinh-Ngã Tư Vọng, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn ra theo chiều hướng phức tạp.
UBND quận Hai Bà Trưng vẫn tích cực tuyên truyền vận động, đối thoại thuyết phục, nếu 4 hộ này vẫn không chấp hành bàn giao mặt bằng, quận sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi vào ngày 13/11/2020.
Được sự chấp thuận của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, sáng 9/11, Tập đoàn Vingroup đã cho thông xe đường vành đai 2 trên cao, đoạn Ngã Tư Vọng-Ngã Tư Sở, chỉ dành cho xe ôtô.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Cấm các phương tiện bao gồm xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ lưu thông trên tuyến đường Vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Sở-Ngã Tư Vọng và ngược lại).
Tròn 10 năm đi vào hoạt động, các công trình giao thông trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long đã trở thành các tuyến đường huyết mạch từng bước đưa Hà Nội đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước.
Việc đưa công trình vào khai thác giúp giảm tải cho nút giao thông Thanh Xuân và nút giao thông Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc tại nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ tổ chức đóng lối dẫn ra, vào tại làn đường dành cho xe máy của dự án để phục vụ công tác hoàn thiện theo thiết kế được duyệt.
Hệ thống tuyến đường vành đai thành phố Bắc Giang hoàn thành góp phần mở rộng không gian đô thị, kết nối các khu vực Tây Bắc, Tây Nam và phía Nam của thành phố theo quy hoạch đến năm 2035.
Dự án cầu cạn trên cao được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 4 làn xe chạy, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, bề rộng cầu cạn bêtông rộng 24m.
Khi đường vành đai 3 hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc kết nối liên thông tuyến đường vành đai 3 trên cao từ Pháp Vân đến cầu Thăng Long; rút ngắn thời gian từ nội đô đi sân bay Nội Bài.
Phó Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam làm rõ sự cần thiết của việc đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch tuyến đường Vành đai 5 đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Nam.
Nếu được triển khai lắp đặt các trạm cân tải trọng ở nhiều tuyến đường và tăng cường xử phạt nặng vi phạm, tình trạng xe quá tải ở thành phố Hà Nội sẽ khó tái diễn trở lại.
Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc tuyến đường vành đai 3 Hà Nội được chia làm 2 gói thầu xây lắp, với tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, dự kiến thông xe dịp 10/10.
Công nhân đang gấp rút thi công những hạng mục còn lại của công trình đường vành đai 3 trên cao nối cầu Thăng Long-Mai Dịch để phấn đấu tổ chức thông xe trước ngày 10/10/2020.
Với tổng chiều dài toàn tuyến là 5,1km, đường vành đai 2 có điểm đầu tại nút giao Ngã Tư Sở điểm cuối là phía Nam cầu Vĩnh Tuy (địa phận quận Hai Bà Trưng).
Dự án cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long đã hoàn thành công tác triển khai xây dựng bệ thân trụ, lao dầm. Hiện các nhà thầu đang thi công thảm nhựa mặt cầu, khe con giãn...
Sau gần 2 năm thi công tuyến đường Vành 2 trên cao đoạn Ngã Tư Vọng-Ngã Tư Sở đã dần hoàn thiện và dự kiến sẽ được thông xe vào đúng dịp Quốc khánh 2/9 tới.
Theo các chuyên gia, sự bùng nổ của xe đạp không phải nhờ “chất xúc tác” COVID-19, mà đây là kết quả của nhiều năm qua khi chính quyền thành phố Paris nỗ lực cải thiện tình trạng tắc đường.