Chính phủ Sudan đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp thảo luận về tranh chấp liên quan đến đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) được Ethiopia xây dựng trên sông Nile.
Sudan bác bỏ việc Ethiopia đơn phương tiến hành trữ nước đợt hai cho Đập GERD mà không đạt được thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý nào với các nước ở hạ nguồn là Sudan và Ai Cập.
Bộ trưởng Thủy lợi Sudan khẳng định các nhóm pháp lý ở Sudan sẵn sàng kiện Chính phủ Ethiopia về đập thủy điện Đại Phục Hưng nếu Ethiopia đơn phương khởi động giai đoạn tích nước thứ hai.
Ai Cập và Tunisia đã chia sẻ ý nguyện chung nhằm củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, đồng thời trao đổi những diễn biến mới nhất tại Libya và vấn đề nhà nước Palestine.
Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi khẳng định Ai Cập có ý nguyện chính trị thực sự để đạt được một thỏa thuận liên quan tới đập thủy điện Đại Phục Hưng sớm nhất có thể.
Đặc phái viên của Mỹ và EU nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được một giải pháp ngoại giao, đảm bảo việc sử dụng điện của Ethiopia, toàn vẹn lãnh thổ của Sudan và quyền về nước của Ai Cập.
Ông Macron bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận sẽ đạt được càng sớm càng tốt trong bối cảnh Ai Cập và Sudan đang tranh chấp với Ethiopia về việc tích nước và vận hành GERD.
Nhà máy lọc dầu Nigeria, thủ đô hành chính mới ở Ai Cập, Đập Đại Phục Hưng, Đường sắt khổ tiêu chuẩn Kenya, Kênh đào Suez... là những dự án lớn nhằm thúc đẩy nền kinh tế, góp phần định hình châu Phi.
Liên minh châu Phi (AU) thông báo vòng đàm phán mới nhất giữa 3 nước Sudan, Ai Cập và Ethiopia liên quan đập thủy điện Đại Phục Hưng (GERD) đã thất bại.
Bộ trưởng ba nước đã trao đổi quan điểm về việc tiếp tục đàm phán ba bên, tập trung vào một dự thảo văn kiện do các chuyên gia được Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) chỉ định trình bày.
Truyền thông nhà nước Ai Cập dẫn phát biểu của Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok cho biết Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã nhất trí tới 90% các vấn đề liên quan đến đập thủy điện Đại Phục Hưng.
Nam Sudan ca ngợi các động thái của Ai Cập trên những diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm giải thích bản chất của những thách thức mà nước này đang phải đối mặt.
Bộ trưởng Bekele khẳng định Ethiopia không chỉ sản xuất điện để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phối hợp với các quốc gia láng giềng để cung cấp điện cho toàn bộ Đông Phi.
Các cuộc đàm phán ba bên trước đó đã thất bại khi không không thể đưa ra một thỏa thuận liên quan tới việc vận hành và trữ nước đập thủy điện Đại Phục Hưng.
Sudan và Ethiopia khẳng định việc hoàn tất đàm phán đập Đại Phục Hưng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên và đưa con đập này trở thành một công cụ “hội nhập” giữa các quốc gia.
Bộ Nguồn nước và Tưới tiêu Sudan cho biết các bộ trưởng tưới tiêu ba quốc gia trên đã trình bày quan điểm riêng của mỗi nước về các thủ tục phải tuân thủ trong vòng đàm phán này.
Sau các cuộc thảo luận kéo dài, những người tham gia cuộc họp đã quyết định nối lại đàm phán vào ngày 18/8 để nỗ lực thống nhất văn bản các thỏa thuận được ba nước đệ trình.
Thủ tướng Ai Cập và người đồng cấp Sudan đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc đàm phán để đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc về vấn đề tích nước và vận hành đập thủy điện Đại Phục Hưng.
Ai Cập từ chối đề xuất của Ethiopia vì trong đề xuất có nội dung vi phạm các hướng dẫn của văn phòng AU hôm 21/7 nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc về mặt pháp lý.