Lực lượng kiểm tra cho biết các loại cây bị chặt hạ là Cò ke, Gòn gai, Lồng mức, Bình linh, Cù đèn có đường kính gốc từ 4-15cm, hành vi phát dọn, chặt cây được thực hiện lẻ tẻ trong nhiều tuần.
Thời gian qua, hàng chục hộ dân xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, Hòa Bình bức xúc vì đã làm các thủ tục đóng tiền để cấp Giấy Chứng nhận Quyền Sử dụng Đất lâm nghiệp từ năm 2019 nhưng đến nay chưa được nhận.
Bà Ma Đuệ đã lấn chiếm đất rừng với diện tích 9.094m2 tại khoảnh 6, tiểu khu 267C, xã Hiệp An, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý, gần với địa phận phường 3, thành phố Đà Lạt.
Mỗi công trình vi phạm có diện tích từ hơn 100m2 đến hơn 600m2, do các cá nhân có hộ khẩu thường trú ngoài xã Vân Hòa đứng tên xây dựng và sử dụng nhiều năm qua.
Đại diện Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Hải Lăng cho biết sẽ tham mưu UBND huyện yêu cầu khắc phục bằng cách lấy đất nạo vét ở lòng hồ Khe Rò 3 đưa lên bù đắp lại lượng đất rừng đã lấy đi.
Khu vực các đối tượng tổ chức đào, múc và vận chuyển đất trái phép là đồi dốc nằm liền kề với lòng hồ thủy lợi Khe Rò 3, thôn Xuân Lâm và cách Quốc lộ 1A đoạn qua xã Hải Lâm khoảng 3km.
Bị can Đường Hòa Bình bị khởi tố do liên quan đến việc lập khống hồ sơ giao đất, giao rừng tại Tiểu khu 491 (thuộc xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm) để xảy ra hậu quả mất đất, mất rừng.
Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất công, đất chuẩn bị giao, đất đã giao cho các dự án, đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra tại Bình Thuận, có nơi lấn chiếm đất quy mô diện tích lớn.
Tại chân núi An Huy, thôn Chánh Thiện, xã Cát Thành, nhiều hộ dân đã xâm chiếm đất lâm nghiệp để xây dựng công trình nhà ở, chòi quán kiên cố trái phép, trong đó có trường hợp chiếm gần 120m2.
Theo thanh tra, từ năm 2018 đến tháng hết 6/2021, tình trạng phá rừng dưới nhiều hình thức tại Quảng Ngãi vẫn chưa được ngăn chặn triệt để; việc người dân lấn, chiếm đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra.
Theo UBND thành phố Đà Lạt, đến nay các xã, phường đã hoàn thành việc tháo dỡ nhà kính, nhà lưới, công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 71,5ha/73,9ha cần phải xử lý, đạt 96,77 % kế hoạch đề ra.
Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Nông xử phạt hai cá nhân mỗi người 105 triệu đồng do lấn chiếm gần 40.000m2 đất lâm nghiệp tại tiểu khu 1668 - thuộc địa giới hành chính xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long.
Trong lúc ông Lê Văn Ba đang quay lại hình ảnh hiện trường vụ phá rừng tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, bỗng xuất hiện 3 đối tượng xông tới dùng mũ cối hành hung ông.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt chỉ đạo đơn vị chủ rừng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân có liên quan để xử lý trách nhiệm theo quy định trước 20/6.
Đầu năm 2022, UBND phường Thọ Quang (Đà Nẵng) đã tháo dỡ 1 công trình xây dựng trái phép theo hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp và sẽ tiếp tục vận động, tháo dỡ, xử lý 18 trường hợp vi phạm.
Từ năm 2018 đến hết quý 1/2022, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý hơn 2.800 vụ vi phạm; trong đó có 147 vụ vi phạm nổi cộm, có tính chất phức tạp.
Các đối tượng phá rừng đã dùng cưa máy để đốn hạ 12 cây gỗ có đường kính trung bình từ 20-65cm, dài trên 10m, ngoài ra có một cây cổ thụ đường kính gần 1 mét, dài trên 20m cũng bị lâm tặc "xẻ thịt."
Lực lượng chức năng đã bắt quả 5 đối tượng đang có hành vi lấn chiếm đất rừng với tổng diện tích 3.000m2, trong đó 2.000m2 đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp, 1.000m2 đất lâm nghiệp.
Cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm đã bắt quả tang các đối tượng đang điều khiển máy múc thực hiện hành vi đào bới, san gạt trái phép đất lâm nghiệp trên diện tích rừng đã cưa hạ với diện tích 1,55ha.
Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban cho biết do giá đất tăng cao, các đối tượng phá rừng đã dùng các máy móc hiện đại lén lút cưa hạ các cây thông 20 năm tuổi để lấn chiếm đất rừng.