Trước khi lời xin lỗi muộn màng được đưa ra, Viwasupco đã từng khăng khăng khẳng định mình mới là đơn vị chịu thiệt hại nhiều nhất sau sự cố sông Đà...
Cùng với lời xin lỗi, Viwasupco cũng "cầu mong được lượng thứ" sau cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có tại Hà Nội khiến người dân lao đao vì "khát nước".
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng vụ việc ô nhiễm nước sông Đà cho thấy một lỗ hổng điển hình về “cảnh báo đỏ cho việc quản lý an ninh nguồn nước, nhất là nước sinh hoat."
Gần 2 tuần qua, vụ xe tải đổ dầu thải xuống đầu nguồn nước sông Đà khiến hàng vạn người dân khu vực Tây Nam thành phố Hà Nội lao đao trong “cơn khát” nước sạch.
Suối Khại là nguồn chính cung cấp nước cho Nhà máy nước Sông Đà vận hành và sản xuất. Tuy nhiên gần đây toàn bộ suối Khại đã lâm vào cảnh bị "đầu độc" bởi dầu thải.
Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng nếu xác định Viwasupco vi phạm các quy định tại Bộ luật Hình sự này thì doanh nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Gần một ngày sau khi sự cố đổ dầu thải đầu nguồn nước sạch sông Đà được phát hiện và được báo cáo, cơ quan chức năng mới có mặt và lập biên bản sự việc. Lý do của sự chậm trễ này là gì?
Để đảm bảo an toàn, Công ty Cổ phần Viwaco đã đề nghị khách hàng chủ động thau rửa hệ thống bể chứa nước sạch. Toàn bộ khối lượng nước súc xả sẽ được hỗ trợ.
Trái ngược với khẳng định về việc đã cơ bản xử lý, dọn dẹp xong sự cố môi trường, thực tế dầu bẩn vẫn ngổn ngang phía thượng nguồn Nhà máy nước sạch Sông Đà.
Để tận mục sở thị mức độ ô nhiễm của nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước Sông Đà, nhóm phóng viên đã lần ngược tìm đến địa điểm dầu thải được đổ trộm xuống suối tại xã Phú Minh (Kỳ Sơn, Hoà Bình).