Nhiều doanh nghiệp FDI luôn báo lỗ, lỗ liên tục nhiều năm, hết cả vốn nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng, gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Nhà kinh tế trưởng về ASEAN thuộc Công ty Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC cho rằng khả năng kiểm soát dịch bệnh đã giúp Việt Nam duy trì danh tiếng là “điểm đến rất tốt" đối với FDI.
Theo các điều khoản của thỏa thuận ngày 22/12 giữa Canada và Vương quốc Anh, các doanh nghiệp có thể tiếp tục xuất khẩu với mức thuế quan ưu đãi mà không cần bổ sung giấy tờ.
Bài viết của FreeMalaysia Today nhấn mạnh Việt Nam đang trên đường trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và là một trong những địa điểm thu hút được nhiều FDI.
Cơ hội từ quá trình hội nhập quốc tế mang lại là tổng số vốn của khu vực FDI của thành phố tăng mạnh trong 5 năm qua, đạt 9,41 tỷ USD, nâng tổng nguồn vốn này lên gần 18,2 tỷ USD.
Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, từ đó đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ dưới hình thức mua cổ phần đã vượt qua dấu mốc quan trọng 500 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4/2000 đến tháng 9/2020.
Hàn Quốc khuyến khích các tập đoàn lớn trong nước nghiên cứu khả năng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, điện tử; năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng.
Các quốc gia có chung đường biên giới với Ấn Độ, bao gồm cả Trung Quốc, có thể đầu tư trực tiếp vào một số lĩnh vực ở Ấn Độ mà không chịu sự giám sát của chính phủ, với mức vốn đầu tư tối đa là 26%.
Giáo sư Yeah Kim Leng cho rằng Việt Nam và Malaysia là hai trong số các quốc gia được hưởng lợi khi hai nước có các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu lớn và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
UNCTAD cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, FDI toàn cầu đã giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái và tất cả các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đều bị ảnh hưởng.
Theo tác giả bài viết, trên bất kỳ con đường phát triển nào cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ nhưng Việt Nam giống như phép màu từ một thời kỳ đã qua, đang hướng đến xuất khẩu để vươn lên sự thịnh vượng.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Độ, sau nhiều năm nỗ lực kêu gọi, thu hút đầu tư, đến nay tỉnh có nhiều doanh nghiệp vốn FDI đến tỉnh với nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Trong 9 tháng năm 2020, Hà Nội thu hút khoảng 3,28 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, một kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh hoạt động đầu tư toàn cầu suy giảm do đại dịch COVID-19.
Trong 9 tháng qua, Bạc Liêu dẫn đầu cả nước về thu hút FDI do tỉnh đã thu hút, trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Nhà máy LNG tổng mức đầu tư 4 tỷ USD.
Duy trì động lực như hiện nay, Việt Nam sẽ là ngôi sao đang lên trong nền kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, mở đường cho Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Theo Oxford Economics, ngành dệt may được coi là lĩnh vực chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 bởi hơn 55% nguyên vật liệu sản xuất quần áo tại Campuchia, Myanmar và Việt Nam đến từ Trung Quốc.