25 năm sau khi làm trung gian cho việc ký kết Hiệp định Hòa bình Dayton giúp chấm dứt xung đột ở Bosnia, một lần nữa Mỹ lại trở thành người bảo lãnh an ninh không chính thức cho khu vực Tây Balkan.
Khoảng 47% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ kế hoạch cắt giảm quân số của Mỹ ở Đức, trong khi 1/4 số người tham gia khảo sát ủng hộ việc Mỹ rút toàn bộ quân số ra khỏi nước này.
Cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật của thế giới trong tuần qua: Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine phòng COVID-19; Mỹ công bố kế hoạch rút gần 12.000 binh sỹ khỏi Đức.
Ngày 29/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông quyết định cắt giảm số lượng binh lính Mỹ ở Đức vì nước này không trả đủ chi phí cho hoạt động bảo vệ, nhấn mạnh Mỹ sẽ không còn là "kẻ khờ khạo.''
Trong số 34.500 quân nhân Mỹ đồn trú tại Đức, khoảng 6.400 binh sỹ sẽ được đưa về quê nhà trong khi gần 5.600 binh sỹ khác sẽ được đưa đến các quốc gia khác trong NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhấn mạnh Mỹ sẽ xem xét điều chỉnh binh lính tại mỗi bộ tư lệnh trong từng hoàn cảnh nhằm đảm bảo tối ưu hóa lực lượng quân sự của nước này.
Trong bức thư gửi các nghị sỹ Mỹ, Thủ hiến 4 bang của Đức đã đề nghị Quốc hội Mỹ giúp ngăn chặn kế hoạch cắt giảm 9.500 binh sĩ Mỹ ở Đức đã được Tổng thống Donald Trump thông báo trước đó.
Bộ Tài chính Đức ngày 6/7 cho biết chính phủ nước này đã chi hơn 1 tỉ USD trong thập kỷ qua để trang trải các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đồn trú của quân đội Mỹ tại Đức.
Đề xuất này đã được chấp thuận không chỉ phù hợp với chỉ đạo của Tổng thống mà còn củng cố NATO, làm yên lòng các đồng minh, cải thiện tính linh hoạt chiến lược của Mỹ.
Lầu Năm Góc ngày 27/6 thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ đệ trình lên Tổng thống Donald Trump các phương án cắt giảm quân đồn trú của Mỹ tại Đức.
Thủ tướng Merkel nhấn mạnh rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đức là để bảo vệ Đức cũng như các nước châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cả chính lợi ích của Mỹ.
Tại cuộc họp báo sau buổi tiếp người đồng cấp Ba Lan Andrzek Duda tại Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ giảm lực lượng đồn trú tại Đức từ 52.000 binh sỹ xuống 25.000.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak cho biết Ba Lan đã chuẩn bị để binh lính Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện trên lãnh thổ quốc gia châu Âu.
Tổng thư ký NATO và Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì số binh sỹ Mỹ đồn trú tại Đức nhằm đảm bảo an ninh cho cả Mỹ và châu Âu.
Mặc dù kế hoạch này vẫn chưa được xác nhận chính thức, song có 22 nghị sỹ của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện gửi thư tới Tổng thống Trump cảnh báo không nên rút quân Mỹ khỏi Đức.
Ngoại trưởng Đức Maas cho biết: "Chúng tôi cho rằng sự hiện diện của Mỹ ở Đức có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Đức mà còn cả đối với an ninh của Mỹ và đặc biệt là an ninh của châu Âu."
Sau khi Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch cắt giảm binh sỹ, Đại sứ Đức tại Washington nói rằng binh sỹ Mỹ ở châu Âu để bảo vệ an ninh xuyên Đại Tây Dương và triển khai sức mạnh của Mỹ vươn xa hơn.
Phát biểu trước báo giới tại Washington, Tổng thống Donald Trump nêu rõ Mỹ sẽ rút binh sỹ khỏi Đức cho đến khi Berlin chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.