Trong phiên giao dịch sáng 31/10, "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với các loại tiền tệ chủ chốt khác, trong đó đáng kể nhất là so với đồng yen của Nhật Bản.
Chỉ số đồng USD tăng 0,3% trong phiên 28/10 đã làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của vàng đối với những nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác; giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.651,52 USD/ounce.
Các chuyên giá đánh giá việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá sẽ tạo điều kiện để tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Chỉ số đồng USD dao động gần mức đỉnh trong hai thập kỷ vào ngày 29/8 khiến giá vàng châu Á giao ngay giảm 0,3% xuống 1.732,10 USD/ounce vào lúc 14 giờ 36 phút (giờ Việt Nam).
Theo các chuyên gia, việc đồng nội tệ yếu kéo lạm phát lên cao tại EU đòi hỏi các DN Việt Nam phải chú trọng gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tạo sự khác biệt cho sản phẩm.
Các nhà phân tích dự báo giá vàng có thể chịu sức ép khi khả năng Fed tăng mạnh lãi suất khiến đồng USD mạnh lên, với chỉ số USD tháng trước ở mức cao kỷ lục 20 năm.
Trong phiên giao dịch 1/6, giá vàng kỳ hạn tăng nhẹ bởi những số liệu kinh tế "ảm đạm" của Mỹ. Cụ thể, giá vàng giao tháng 8/2022 tăng 0,3 USD (tương đương 0,02%), lên 1.848,7 USD/ounce.'
Lợi suất trái phiếu Mỹ rời khỏi mức cao nhất trong hơn một tuần ghi nhận được trong phiên trước đó, làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Chuyên gia tài chính của công ty cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến IG Market nhận định giá vàng có xu hướng giảm trước đồn đoán về khả năng các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.
Giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.864,74 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 23/11 là 1.871,52 USD/ounce trong phiên giao dịch; giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2% lên 1.869,70 USD/ounce.