Các nước châu Âu đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga; tuy nhiên một số nước, trong đó có Đức, vẫn cần khí đốt của Nga và đang tích cực làm đầy trở lại nguồn dự trữ đã bị vơi đi.
Những ngày gần đây tỷ giá của đồng tiền Nga liên tục giảm so với những ngoại tệ chủ chốt. Tỷ giá đồng USD lần đầu tiên vượt mức 60 ruble/USD kể từ ngày 8/6, tỷ giá đồng euro lần đầu đạt 62 ruble/euro.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Moskva “sẵn sàng hy sinh” một phần ngân sách bằng cách sử dụng doanh thu tăng thêm từ dầu khí để can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Tại sàn giao dịch Moskva, vào lúc 8h19 GMT (15h19 giờ Việt Nam), giá đồng ruble đã tăng hơn 2,7% lên 50,32 ruble/1 USD, sau khi ở mức 50,01 ruble/1 USD.
Moody's cho biết các chủ nợ nước ngoài của Nga đã không nhận được khoản thanh toán đối với hai loại trái phiếu bằng đồng euro trị giá 100 triệu USD khi giai đoạn ân hạn 30 ngày kết thúc.
Xung đột với Ukraine đã gây ra cú sốc bên ngoài lớn nhất đối với kinh tế Nga kể từ năm 1991, song nền kinh tế trị giá 1.800 tỷ USD này vẫn chưa có dấu hiệu chìm xuống thậm chí còn phục hồi đáng kể.
Theo Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrei Belousov, đồng ruble đang được định giá quá cao và ngành công nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn nếu tỷ giá giảm xuống mức từ 70 đến 80 ruble/1 USD.
Theo Moskva Exchange, sàn giao dịch này đã gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch bằng tiền tệ của Thụy Sĩ do ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế mới mà Thụy Sĩ áp đặt vào tuần trước.
Trên sàn giao dịch Moskva, đồng ruble được giao dịch ở mức 57,95 ruble đổi 1 USD, trong khi tỷ giá hối đoái giữa đồng ruble và euro đạt 61,42 ruble/1 euro.
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẽ không có việc cắt nguồn cung nào nữa vì những khách hàng nhận khí đốt đang thanh toán theo kế hoạch mới.
Trước đó, ngày 27/4, Gazprom thông báo đã đình chỉ hoàn toàn việc giao hàng cho Bulgargaz của Bulgaria và PGNIG của Ba Lan do tiền mua khí đốt không được hai nước này thanh toán bằng đồng ruble.
Với điều khoản miễn trừ cho Nga thanh toán nợ nước ngoài không được gia hạn, một phần trong số 40 tỷ USD trái phiếu quốc tế khó tránh khỏi nguy cơ không thể thanh toán, đẩy nước Nga đến bờ vực vỡ nợ.
Quyết định ngừng cung cấp từ ngày 31/5 của tập đoàn năng lượng Nga đồng nghĩa với việc 2 tỷ m3 khí đốt sẽ không được cung cấp cho Hà Lan trong giai đoạn từ nay tới tháng 10.
Việc Nga yêu cầu thanh toán mua khí đốt bằng đồng Ruble là sự khẳng định tầm quan trọng của nguồn cung cấp năng lượng của Nga và một phần là nỗ lực duy trì giá trị của đồng nội tệ nước này.
Bộ Tài chính Nga cho biết quyết định mới của Mỹ khiến Chính phủ Nga không thể tiếp tục trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng USD, do đó các khoản nợ sẽ được thanh toán bằng đồng nội tệ của Nga.
Vào lúc 7h25 (theo giờ địa phương) tại sàn giao dịch Moskva, đồng ruble được giao dịch ở mức 57,44 ruble/1 USD, tăng 0,7%, sau khi đạt ngưỡng 56,61 ruble/1 USD.