Công ty khí đốt Gasum của Phần Lan cho biết tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên kể từ sáng 21/5 song Gasum cho biết chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình huống này.
Phó Thủ tướng Nga cho biết nhiều công ty đã mở tài khoản cả bằng ngoại tệ và đồng ruble ở các ngân hàng được cấp phép của Nga để thanh toán tiền mua khí đốt.
Các công ty châu Âu đã vật lộn trong nhiều tuần để tìm ra giải pháp đáp ứng yêu cầu của Nga nhưng duy trì nguồn cung khí đốt quan trọng mà không vi phạm các lệnh trừng phạt với Ngân hàng trung Nga.
Vào đầu phiên giao dịch ngày 13/5, tỷ giá trao đổi giữa đồng ruble và đồng euro đạt 64,9425 ruble đổi 1 euro - tỷ giá cao nhất của đồng ruble so với đồng euro kể từ giữa năm 2017.
Quan chức ngoại giao Áo cho biết: "Lập trường của chúng tôi là rõ ràng. Chúng tôi tuân theo với các thỏa thuận đã có sẵn (với Nga) và sẽ không thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble."
Đồng ruble đạt mức cao 65,31 ruble/USD vào đầu phiên giao dịch trên Sở giao dịch Moskva, song sau đó đã giao dịch ở mức 66,60 ruble/USD lúc đóng phiên, thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa hôm 4/5.
Ngày 4/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về thủ tục tạm thời thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quan hệ doanh nghiệp với một số chủ nợ nước ngoài.
Đồng ruble đã tăng giá 0,7% so với USD, được giao dịch với tỷ giá 1 USD đổi được 70,49 ruble, sau khi đã đạt tới con số 68,6250 trong phiên giao dịch sớm, mức cao nhất kể từ tháng 6/2020.
EU khẳng định họ không có thông tin như Bloomberg đưa về ít nhất 10 doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt tự nhiên của Nga đã mở tài khoản ở ngân hàng Gazprombank để thanh toán bằng đồng ruble.
Bộ trưởng các vấn đề ở châu Âu và chỉ đạo quyền sở hữu của Phần Lan Tytti Tuppurainen cho biết nước này đã quyết định không chấp nhận điều khoản thanh toán bằng đồng ruble của Nga.
Giới chuyên gia Nga cho rằng các biến động trên thị trường Nga có phần "máy móc" do đồng ruble được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn, trong khi cổ phiếu giao dịch với lệnh cấm bán khống.
Dữ liệu từ nhà vận hành đường ống dẫn khí Yamal-châu Âu cho thấy lượng khí đốt chảy vào Ba Lan vào lúc 6h45 sáng 29/4 ở mức 13.218.381 kWh/giờ, thay đổi chút ít so với mức 13.218.77 kWh/giờ lúc 0h.
Theo người phát ngôn của Tập đoàn Gazprom, Ba Lan đã từ chối thanh toán khí đốt nhập của Nga bằng đồng ruble theo cơ chế mới nhưng vẫn mua khí đốt Nga từ Đức.
Quan chức năng lượng Ukraine cảnh báo tình hình sẽ trở nên khó khăn khi thời tiết lạnh hơn; từ giữa tháng Mười đến giữa tháng Tư, tiêu thụ năng lượng sẽ tăng mạnh do nhu cầu sưởi ấm.
Thủ tướng Bulgaria cho hay nước này có "các lựa chọn thay thế" khí đốt của Nga, còn quan chức Phần Lan cho biết nước này sẽ tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào toàn bộ năng lượng hóa thạch của Nga.
Hungary đã đồng ý với các điều khoản thanh toán của Moskva đối với khí đốt của Nga bởi 85% lượng khí đốt và 65% nguồn dầu mỏ của Hungary là nhập khẩu từ Nga.
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp EU có thể tuân thủ hệ thống thanh toán khí đốt bằng đồng ruble mà Nga đề xuất, mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva.
Các nước muốn làm rõ liệu việc gửi euro đến ngân hàng Gazprombank rồi được chuyển đổi thành đồng ruble có vi phạm lệnh trừng phạt hay không. Đây là vấn đề mà các nước EU có ý kiến khác nhau.
Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức cho biết an ninh nguồn cung của nước này "hiện được đảm bảo" và việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria không gây ảnh hưởng gì đến Đức.