Từ đầu năm, lực lượng kiểm lâm Tây Ninh cũng tiếp nhận 35 cá thể động vật hoang dã từ người dân giao nộp, trong đó có nhiều cá thể thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm như tê tê java, trăn gấm, rùa núi vàng.
Sau khi tiếp nhận từ người dân, Hạt kiểm lâm thị xã Hương Thủy đã chăm sóc, nuôi dưỡng đồng thời hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật để sớm thả cá thể khỉ đuôi lợn về môi trường tự nhiên.
Nhiều người dân trong thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên phát hiện 3 cá thể nghi là voọc chà vá chân xám xuất hiện tại khu vực dân cư, gồm 2 con lớn, một con nhỏ.
Lực lượng chức năng của tỉnh Gia Lai đã và đang triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ đàn voi rừng mới xuất hiện, tránh xung đột với người dân ở khu vực này.
Phát hiện một cá thể cu li nhỏ nằm trên cánh cửa nhà mình, anh Phan Văn Tú ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tự nguyện đưa cá thể này đến giao nộp cho Trạm kiểm lâm Sông Dinh.
Đối tượng Trịnh Ngọc Đồng nuôi nhốt nhiều động vật rừng nguy cấp, quý hiếm như kỳ đà vân, don, dúi mốc, cheo cheo,cầy vòi hương, sóc đen, ngoài ra còn cấp đông hàng chục cá thể động vật hoang dã khác.
Hiện 2 cá thể voọc xám, trong đó cá thể con non có giới tính đực, đã được di chuyển an toàn về khu cách ly đặc biệt tại Vườn quốc gia Cúc Phương để các bác sỹ hồi phục tâm lý, chăm sóc ban đầu.
Voọc chà vá chân xám là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum, thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.
Hạt Kiểm lâm thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn-phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương, 1 con tê tê để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên.
13 cá thể cheo cheo do gia đình ông Triệu Văn Yên ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước nuôi nhốt nhiều năm đã được bàn giao cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập để thả về môi trường tự nhiên.
Đối tượng Lài bị phạt hành chính 65 triệu đồng vì vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng, còn Trần Hải Dương bị phạt 37,5 triệu đồng về hành vi vận chuyển 103kg thịt, sừng, đầu nai rừng.
Qua xác minh ban đầu, cá thể khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, nặng 4kg là giống đực. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm 2B.
8 cá thể khỉ này là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 2B trong đó, có 1 cá thể khỉ đuôi lợn và 7 cá thể khỉ đuôi dài; tổng trọng lượng là 10,8 kg.
Tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt hành chính 330 triệu đồng đối với Nguyễn Văn Thành, trú tại thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, về hành vi tàng trữ, mua bán lâm sản (động vật rừng) trái phép.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tập trung giải quyết, xử lý các nội dung vi phạm Luật Lâm nghiệp 2017, được phản ánh trên báo chí.
Lực lượng chức năng huyện Bá Thước, Thanh Hóa đã tiêu hủy 64kg động vật rừng (đã chết, được ướp đông) gồm cu li, cầy sọc mũi, mèo gấm, cầy bay, cầy hôi, cầy cun.
Đây là loài động vật thuộc nhóm IIB được quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
Kiểm tra một hộ kinh doanh, Công an huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng phát hiện 2 cá thể động vật hoang dã trước sân nhà và 5 cá thể động vật hoang dã được cất giấu trong tủ đông dưới bếp.