Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng rủi ro lạm phát cuối năm là rất lớn, do vậy phải điều hành linh hoạt để giữ lạm phát theo mục tiêu nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống người dân.
Bộ Công Thương đã lên kịch bản của cả năm cũng như kịch bản của từng quý, hằng tháng, rà soát lại các nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu để đảm bảo đủ xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Dư luận xã hội cho rằng các bộ ngành như công thương, tài chính còn thiếu linh hoạt, nhanh nhạy điều hành giá xăng dầu trước biến động của giá cả thế giới trong khi sản xuất trong nước thiếu hụt.
Sau 7 lần tăng giá liên tiếp từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã đội thêm khoảng 6.500 đồng/lít, song khi giá dầu thế giới giảm, giá xăng trong nước được điều chỉnh chỉ giảm hơn 600 đồng/lít.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết mặt bằng giá vẫn nằm trong kịch bản điều hành giá, tuy nhiên công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm sẽ rất khó khăn, do đó không được lơ là chủ quan.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Để xử lý các yếu tố bất lợi làm gia tăng lạm phát, chuyên gia cho rằng cần đa dạng hóa nguồn cung nhằm đảm bảo đủ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Tiếp tục điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp."
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý các bộ ngành, địa phương phải theo dõi sát diễn biến thị trường, đánh giá đúng tình hình để đảm bảo đủ nguồn cung đối với từng mặt hàng cụ thể.
Các cơ quan quản lý theo sát diễn biến thị trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát giá cả; tiếp tục sử dụng Quỹ bình ổn giá linh hoạt nhằm hạn chế thấp nhất đà tăng của mặt hàng xăng dầu.
Tại kỳ điều hành ngày 1/3, giá bán lẻ xăng, dầu đã tăng mạnh và gần chạm mức 27.000 đồng/lít. Tại thời điểm đó, giá dầu thế giới ở quanh mốc 110 USD/thùng, nhưng đến nay đã tăng hơn 10 USD/thùng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết tác động giảm thuế bảo vệ môi trường đối với CPI, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, với giá bán lẻ như mức hiện tại sẽ giúp giảm CPI bình quân 0,6-0,7%.
Các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Bộ Tài chính cho rằng vẫn có nhiều rủi ro trong thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022, do vậy, tháng Ba và quý 2 cần tập trung kiểm soát lạm phát để tạo dư địa điều hành cho quý 3, quý 4.
Phó Thủ tướng Chính phủ đặc biệt lưu ý công tác điều hành giá xăng dầu, yêu cầu đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi trường hợp, đồng thời kiểm tra, kiểm soát, xử lý ngay các hành vi sai phạm.
Giá xăng tăng cao ở mức kỷ lục có thể gây ra những tác động lớn tới ngành vận tải, giá cả hàng hóa tiêu dùng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp…, đặc biệt khi những tác động của COVID-19 vẫn còn đó.
Theo Vụ trưởng Trần Duy Đông, Chính phủ, cơ quan điều hành khi điều hành giá xăng dầu cân nhắc rất nhiều chiều, nhiều yếu tố, phải hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người dân, mục tiêu quản lý CPI...
Chuyên gia nhận định việc điều chỉnh giá xăng dầu 10 ngày một lần có thể giúp giá tiệm cận với xu hướng biến động của thị trường thế giới. Song về lâu dài, cần nghiên cứu rút ngắn hơn nữa chu kỳ này.
Theo Bộ Công Thương, năm 2021 kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra khi CPI bình quân chỉ ở mức khoảng 2% (chỉ tiêu đề ra là dưới 4%).
Giá xăng tăng lên mức cao nhất khoảng 7 năm trở lại đây, hơn 24.000 đồng/lít xăng RON95 và hơn 23.000 đồng/lít xăng E5RON92 đã khiến nhiều lái xe, doanh nghiệp vận tải rơi vào tình trạng khó khăn.