Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng ước tính thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 5 gây ra đối với hệ thống hạ tầng giao thông do Sở quản lý là 190,5 tỷ đồng.
Nhiều điểm sạt lở trên các tuyến đường đã được lực lượng chức năng đảm bảo thông tuyến sớm để phương tiện lưu thông an toàn sau trận mưa lũ lịch sử tại khu vực miền Trung.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng, điểm sạt lở nặng nhất là tại khu vực Eo Tà Mỏ, một tượng đất đá lớn đổ xuống mặt đường gây chia cắt, người và phương tiện không thể lưu thông.
Tuyến Quốc lộ 7 đoạn từ thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đi Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn xuất hiện nhiều điểm sạt lở với khối lượng đất đá hàng trăm nghìn m3 khiến giao thông bị tê liệt.
Không chỉ sạt lở taluy dương, nhiều điểm taluy âm dọc tuyến Tỉnh lộ 156B ở Bát Xát, Lào Cai, bị sạt lở vào lòng đường, thậm chí cuốn trôi rọ đá và những khối bêtông hộ lan.
Cục Cảnh sát giao thông yêu cầu Phòng Cảnh sát giao thông công an các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum kêu gọi các phương tiện thủy vào nơi tránh trú an toàn.
Người dân đã hô hào, kêu gọi đưa xe kéo, dây buộc, rọ đá có sẵn để tổ chức củng cố những điểm xung yếu, bảo vệ cho tuyến kè biển thuộc thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.
Các địa phương ở Quảng Ninh đang rà soát tình hình, tổ chức khắc phục hậu quả mưa bão, khơi thông các cống rãnh để nước thoát nhanh, đồng thời khắc phục các điểm sạt lở, đảm bảo an toàn giao thông.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến cho biết nếu những ngày tới không mưa, công ty sẽ bố trí nhân lực và các phương tiện làm việc với cường độ cao nhất để tuyến đường có thể lưu thông sớm.
Vào khoảng 2h30 phút ngày 1/6, tại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã xảy ra mưa lớn làm sạt taluy dương với khối lượng đất, đá lớn, gây ách tác tỉnh lộ 172.
Một cung trượt dài khoảng 130m xuất hiện tại Km11+200 trên tuyến đường từ xã Nậm Khao, xã Tà Tổng (Lai Châu) đi huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), khiến giao thông qua đây bị gián đoạn.
Ngay khi sự cố sạt lở đất xảy ra, Công ty Cổ phần Đường bộ 226 đã khẩn trương huy động nhân lực, máy xúc đến san gạt bùn đất, thông tuyến, đảm bảo cho các phương tiện di chuyển.
Từ ngày 8-11/5, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài khiến một số sông, suối xuất hiện lũ, gây ngập úng gần 100ha hoa màu, sạt lở nhiều tuyến đường và cuốn trôi 1 cháu nhỏ.
Sau khi TTXVN phản ánh vụ việc, tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo huyện Quan Hóa khẩn trương kiểm tra nội dung báo nêu, chấn chỉnh và yêu cầu khắc phục, xử lý vi phạm (nếu có).
Riêng tuyến đường ĐT.622B thuộc huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 18 điểm sạt lở, trong đó km 50+500 là điểm sạt lở nặng nhất với khoảng 2.000m3 đất, đá đổ tràn xuống dưới.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ ngày 11-13/9 có mưa to, có nơi rất to và gió mạnh, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới do bão số 5 suy yếu gây ra, làm hư hỏng một số công trình, hoa màu.
Từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50m và mất đi khoảng 450ha đất và rừng phòng hộ.
Ông La O Hóa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân cho biết, mưa lớn trong hai ngày qua đã làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường độc đạo từ huyện về trung tâm xã.
Hiện tại, tất cả các tuyến bị sạt lở taluy dương trên địa bàn tỉnh đã được thông xe, riêng tại vị trí km 48+170 thuộc tuyến ĐT.628 mới xảy ra sạt lở, công tác khắc phục đang được triển khai rốt ráo.