Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và sẵn sàng đóng vai trò xây dựng trong vấn đề này.
Ngày 24/2, Trung Quốc đã đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình.
Các nguồn thạo tin cho biết trong cuộc gặp ở Paris, Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Scholz đã khuyến nghị nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky khởi động đàm phán hòa bình với Nga.
Đề xuất của Trung Quốc nêu rõ các bên trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine cần tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế đã được công nhận, trong đó có các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhấn mạnh Sáng kiến An ninh toàn cầu đề cao tầm nhìn về an ninh chung, toàn diện và bền vững, theo đuổi mục tiêu dài hạn là xây dựng một cộng đồng an ninh.
Đại diện Trung Quốc nhấn mạnh rằng vấn đề giữa các quốc gia không nên được giải quyết thông qua việc gây sức ép hoặc các biện pháp trừng phạt đơn phương, bởi điều đó sẽ phản tác dụng.
Quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Colombia và Venezuela bắt đầu được bình thường hóa hồi tháng 9/2022 sau khi Tổng thống Colombia Gustavo Petro lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Phó Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nên tập trung thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình, khuyến khích Nga và Ukraine trở lại đàm phán, chấm dứt xung đột.
Ukraine đã đề xuất tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào cuối tháng 2/2023 tại trụ sở Liên hợp quốc và do Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres làm trung gian hòa giải.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết rất có thể cuộc chiến của Nga ở Ukraine sẽ tiếp diễn vào năm 2023 và Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm tiếp tục nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhân đạo thời gian tới.
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Nga Putin nêu rõ: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay.”
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực hết sức để đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trước cuối năm 2023.
Trưởng đoàn đàm phán của ELN Pablo Beltran cho biết hai bên sẽ tiếp tục phối hợp để có thể nối lại tiến trình đối thoại ngay trong quý 1/2023 với mục tiêu là đạt được thỏa thuận ngừng bắn song phương.
Ngày 6/12, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết Nga nhất trí với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng cuộc xung đột ở Ukraine cần phải chấm dứt bằng hòa bình lâu dài.
Nga và Ukraine đều có những mục tiêu riêng trong cuộc chiến giữa hai bên khiến Mỹ và các đồng minh châu Âu lo ngại về nguy cơ chiến tranh kéo dài, gây thêm những thiệt hại nặng nề cho các nền kinh tế.
Na Uy, một trong những nước đóng vai trò bảo trợ tiến trình đối thoại, cho biết các bên đã thống nhất liên lạc qua đường ngoại giao với Chính phủ Mỹ đề nghị Washington tham gia vào tiến trình hòa đàm.
Tổng thống Aliyev sẽ không gặp Thủ tướng Nikol Pashinyan ở Brussels vào ngày 7/12 tới vì nhà lãnh đạo Armenia đề nghị Tổng thống Pháp tham gia các cuộc thảo luận trong vai trò trung gian.
Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) nhất trí nối lại đàm phán nhằm đáp ứng mong mỏi về một tiến trình hòa bình và xây dựng nền dân chủ toàn diện.
Chính quyền Ethiopia đã chấp nhận lời mời của Liên minh châu Phi (AU) để tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại Nam Phi vào cuối tuần này với lực lượng nổi dậy ở Tigray.