T-Mobile cho biết thông tin bị đánh cắp gồm tên khách hàng, địa chỉ, thư điện tử, số điện thoại..., tuy nhiên tài khoản và tài chính của khách hàng không chịu rủi ro trực tiếp từ vụ tấn công.
Theo cáo trạng, phát hiện được các lỗi bảo mật trên sàn T-Rex, Nhâm Hoàng Khang đã đánh cắp dữ liệu của 29.000 khách hàng của sàn và yêu cầu đưa cho Khang 400 triệu đồng nếu không sẽ đánh sập sàn.
Một bệnh viện ở vùng Versailles gần thủ đô Paris lại vừa bị tin tặc tấn công, buộc phải ngừng hoạt động và chuyển một số bệnh nhân sang các cơ sở y tế khác để tiếp tục điều trị.
Theo đơn tố cáo, ông Sullivan đã tìm cách trả tiền cho các tin tặc thông qua chương trình “bug bounty” dưới dạng tiền thưởng vì đã phát hiện các lỗ hổng an ninh mà không gây thiệt hại.
Để ngăn chặn bị mã độc tống tiền, khi dùng mạng xã hội, người dùng nên chủ động thường xuyên xóa lịch sử hoạt động, ẩn vị trí người dùng, bật xác thực 2 yếu tố, giới hạn người cho bài đăng cá nhân.
Thủ phạm đã liên lạc với bộ phận khách hàng, giả mạo là một bên được ủy quyền và yêu cầu nhân viên công ty cung cấp quyền truy cập vào hệ thống máy tính hỗ trợ khách hàng.
Thứ trưởng Lương Tam Quang đề xuất tổ chức diễn đàn pháp luật về an ninh mạng trong ASEAN để trao đổi kinh nghiệm xây dựng chính sách, pháp luật đối với các vấn đề mới nảy sinh về an ninh mạng.
Do các lệnh trừng phạt, bất kỳ tài sản nào của sàn giao dịch tiền điện tử SUEX thuộc quyền tài phán của Mỹ đều bị chặn, người dân cũng bị cấm sử dụng các dịch vụ của SUEX.
Dữ liệu bị đánh cắp bao gồm danh tính, số an sinh xã hội và thông tin liên lạc của những người đã tới xét nghiệm COVID-19, cũng như danh tính và thông tin liên lạc của y bác sỹ, kết quả xét nghiệm.
Những thông tin cụ thể bị đánh cắp bao gồm các bản sao thẻ định danh cá nhân của khách hàng với các thông tin về họ tên, ngày sinh, địa chỉ nơi ở…, có thể được sử dụng để truy cập vào một số website.
Vụ đánh cắp dữ liệu của T-Mobile là cuộc tấn công mạng mới nhất của các tin tặc - những đối tượng đã lợi dụng khả năng bảo mật suy yếu bởi các chính sách làm việc tại nhà do đại dịch COVID-19.
Dữ liệu cá nhân như số điện thoại, mật khẩu, địa chỉ, email của người dùng luôn là miếng mồi béo bở để hacker lợi dụng. Tuy nhiên, việc bảo vệ thông tin cá nhân thế nào có thể rất ít người nắm rõ.
Theo cảnh báo của công ty Net Marketing Co. điều hành ứng dụng Omiai, trong số những thông tin bị đánh cắp có các ảnh bằng lái xe và hộ chiếu để xác minh độ tuổi.
Ngày nay, tin tặc không chỉ xâm nhập vào máy tính của công ty hoặc cơ quan chính phủ để đánh cắp dữ liệu mà còn tấn công vào hệ thống điều khiển của các công trình phục vụ đời sống người dân.
Các tin tặc đã sử dụng một chiếc USB để cài chương trình gián điệp vào hàng chục máy tính, cho phép thu thập dữ liệu về các dự án của tập đoàn chuyên về điện tử và không gian Leonardo.
Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về "mối đe dọa tội phạm mạng sắp xảy ra" nhằm vào các bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, qua đó kêu gọi tăng cường biện pháp bảo vệ.
Theo Cục An toàn công nghệ thông tin của Đức, chỉ trong 12 tháng, từ tháng 6/2019-5/2020, đã có 117,4 triệu chương trình mới được tin tặc tạo ra để đánh cắp dữ liệu, mã hóa máy tính.
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan vừa thành lập một đơn vị mới chuyên trách xử lý tội phạm mạng, cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế để truy quét các loại tội phạm máy tính.
Tin tặc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của 46.000 cựu binh Mỹ và sử dụng những thông tin này nhằm gây rối loạn việc chi trả của Chính phủ đối với các dịch vụ y tế của các cựu binh.