Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm tỉnh Cà Mau sáng 12/7, đoạn đê biển Tây qua địa phận xã Khánh Bình Tây xuất hiện 3 vị trí sạt lở mới rất nghiêm trọng với tổng chiều dài 110m.
Kiểm tra thực tế cho thấy diện tích lúa của người dân có bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể, số lượng nhà bị sập, tốc mái đa phần là nhà ở tạm bợ, ước tính thiệt hại có giảm hơn so với số liệu báo cáo.
Hai ngày qua, ở Cà Mau xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to làm hư hại hơn 750 căn nhà dân tại các xã ven biển, gần 345ha lúa hè thu và 1 ha rau màu bị ngập úng; ước tổng thiệt hại hơn 5,2 tỷ đồng.
Từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50m và mất đi khoảng 450ha đất và rừng phòng hộ.
Quyết định liên quan đến 5 vị trí của đê biển Tây tỉnh Cà Mau có tổng chiều dài 5.835m sạt lở đặc biệt nguy hiểm; dự kiến sẽ khắc phục khẩn cấp bằng vốn ngân sách Nhà nước khoảng hơn 69,7 tỷ đồng.
Theo kết quả khảo sát đầu tháng Tám vừa qua, toàn tuyến đê biển Tây, tỉnh Cà Mau xuất hiện 4 đoạn sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 5,2km; trong đó, có hơn 3.250m đê bị sạt lở nghiêm trọng.
Kiểm toán Nhà nước đề nghị tỉnh Cà Mau xử lý, khắc phục tài chính tổng số tiền hơn 90 tỷ đồng; trong đó thu hồi, giảm thanh toán với số tiền khoảng 88,7 tỷ đồng...
Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây được triển khai cách nay gần 10 năm nên chính sách có nhiều thay đổi và trong khoảng thời gian dài, đê biển Cà Mau phải chịu nhiều tác động tiêu cực...
Các địa phương theo dõi, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên toàn tuyến đê biển Tây, nhất là những đoạn có nguy cơ sạt lở cao để khắc phục, kịp thời ứng cứu khi xảy ra sạt lở.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nước dưới kênh Ngang bị cạn, đất bị co ngót, mất phản áp nên xảy ra sụt lún, hai hộ dân sống gần điểm bị sụt lún tiếp tục bị đe dọa, hiện đã bị nghiêng, nứt.
Khu vực sụt lún có chiều dài khoảng 180m, trong đó có khoảng 100m bị sụt lún hoàn toàn mặt đê (đường bê tông rộng 5,5m và lề đất mỗi bên 1m), chiều sâu từ 1,8-2m.
Theo ngành chuyên môn, nguyên nhân ban đầu gây nên vụ sụp lún là do tình trạng hạn hán gay gắt, mực nước trong tuyến kênh nội đồng bị khô kiệt, gây áp lực lên thân đê.
Theo báo cáo, tuyến đường đi qua khu vực nền đất yếu, độ rỗng lớn, khô hạn làm nền đất bị co ngót, kết hợp với điều kiện bất lợi là sạt lở bờ kênh ven đường kéo theo sụp lún mặt đường.