Công suất tối đa của đường dẫn khí là 100 GWh/ngày, tương đương công suất của 4 lò phản ứng hạt nhân, hoặc 10% tổng lượng khí thiên nhiên hóa lỏng mà Pháp nhập khẩu mỗi ngày.
Trong cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, hai bên thảo luận về quá trình nối lại bình thường hóa quan hệ song phương.
Đường ống dẫn khí đốt IGB kết nối từ thành phố Komotini (Hy Lạp) đến thành phố Stara Zagora (Bulgaria), được thiết kế ban đầu vào năm 2009 nhưng đến năm 2019 mới bắt đầu xây dựng.
Bày tỏ quan ngại về vụ rò rỉ khí dòng chảy phương Bắc, Phó Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Cảnh Sảng khẳng định sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để đảm bảo an toàn cho công trình này.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Thụy Điển, lượng khí methane rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc có thể làm trầm trọng thêm quá trình ấm lên toàn cầu tương đương tác hại của 40 triệu tấn CO2.
Nord Stream AG cho hay khu vực xảy ra sự cố có thể chỉ được phép tiếp cận sau khi áp suất trong đường ống dẫn khí đốt đã được ổn định và khí đốt ngừng rò rỉ.
Bộ trưởng Tài chính Phần Lan cho biết nước này đã ra lệnh đảm bảo sự chuẩn bị và tăng cường các biện pháp an ninh bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng như mạng lưới điện và nguồn cung cấp nước.
Theo Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an hiện tại là Pháp, đã thông báo về việc Nga yêu cầu tổ chức cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 30/9 tới.
Các cơ quan an ninh Đức lý giải rằng nếu các nhánh dẫn khí đốt của các tuyến đường ống trên không được sửa chữa nhanh chóng, nước muối sẽ xâm nhập vào đường ống gây ra hiện tượng ăn mòn.
Với tổng chiều dài 3.340km, tuyến đường ống khí đốt mới kéo dài từ huyện Ô Cáp thuộc khu tự trị Tân Cương ở phía Tây Bắc Trung Quốc đến thành phố Trung Vệ ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.
Trong một tuyên bố ngày 26/9, Bộ Kinh tế Đức cho biết Chính phủ nước này không rõ nguyên nhân làm giảm áp suất đột ngột trong đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, vốn đã bị dừng hoạt động.
Trong những năm gần đây, Mông Cổ đã hợp tác chặt chẽ với Nga trong việc đề xuất một chương trình quá cảnh để Mông Cổ trở thành một bên tham gia dự án đường ống khí đốt Trung-Nga.
Đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia nối với đường ống dẫn khí đốt An Bình (tỉnh Hà Bắc) và Thái An (tỉnh Sơn Đông) ở miền Đông Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/9.
Bộ trưởng Năng lượng Nga cho hay Nga và Trung Quốc sẽ sớm ký các thỏa thuận về việc cung cấp "50 tỷ m3 khí đốt" mỗi năm qua đường ống Thế lực châu Á Siberia 2 trong tương lai.
Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu trong năm nay, thậm chí vượt Nga trước khi đường ống Nord Stream 1 ngừng hoạt động vào tuần trước.
Hệ thống đường ống mới sẽ cho phép đa dạng hóa nguồn cung khí đốt của châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, khi giá khí đốt bán buôn trên thị trường châu Âu ngày 25/8 đã vượt mức 300 euro/MW.
Trong trả lời phỏng vấn kênh tin tức CBC News Network, Bộ trưởng Joly nhấn mạnh đây là quyết định của Canada và cũng là điều mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz yêu cầu phía Ottawa thực hiện.
Bộ trưởng Teresa Ribera hoan nghênh đề xuất trên của Đức và bày tỏ Tây Ban Nha "sẵn sàng góp phần làm giảm cuộc khủng hoảng năng lượng... bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng tái khí hóa của Tây Ban Nha."
Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Nga nhận lại tuabin của hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, đã được sửa chữa tại Canada và tiếp tục cung cấp khí đốt.