Tại khu vực nông thôn tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện tính đến 31/12/2019 đạt 99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện.
Bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp đã được cứu kịp thời sau khi hai bác sỹ và một điều dưỡng được cử ra đảo Cồn Cỏ để khẩn trương tham khám và mổ cấp cứu.
Tại Quảng Bình, bão số 13 đã khiến 8 người bị thương khi tham gia gia cố, chằng chống nhà cửa, trong khi tỉnh Quảng Trị có 6 người bị thương trong quá trình chằng chống nhà cửa tránh bão số 13.
Do ảnh hưởng của bão số 13, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình liên tục xảy ra mưa to kèm gió lớn, tại khu vực huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, nước lũ lên và bắt đầu dâng cao.
Rạng sáng 15/11 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13, đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, dự báo sáng cùng ngày ở Quảng Trị, trên đất liền có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Từ 4 giờ ngày 15/11 đến 4 giờ ngày 16/11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Từ 16 giờ ngày 14/11 đến 16 giờ ngày 15/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào đất liền các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Các tỉnh khu vực Bắc và Trung Trung Bộ từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có thể chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13 với mưa lớn và gió giật mạnh cấp 14.
Do ảnh hưởng của bão số 13, từ trưa 14/11, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Từ 14-16/11, từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250 mm/đợt, có nơi trên 350mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150mm.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 13, Hà Tĩnh cấm biển từ 17 giờ ngày 13/11; Quảng Trị di dời dân trước 15 giờ ngày 14/11 còn Nghệ An lên kế hoạch đảm bảo an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương, đơn vị, lực lượng chức năng không được phép chủ quan trong bất kỳ tình huống nào, kể cả sau khi bão tan; tiếp tục rà soát các hồ đập, xử lý các hồ đập yếu...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 28/10, sau khi đi vào đất liền các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Từ đêm 28/10 đến ngày 31/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400 mm/đợt; riêng phía Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi trên 500 mm.
Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 14.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ cho biết, từ tối 27/10, địa phương đã di dời toàn bộ người dân sinh sống trên đảo đến trụ sở các cơ quan, đơn vị để tránh bão.
Từ 7 giờ đến 19 giờ ngày 28/10, bão số 9 đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 14 sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Sau khi đổ bộ, bão số 9 có thể đi sâu vào đất liền và "quần thảo" rồi mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Rạng sáng 28/10, bão tiến vào vùng biển Đà Nẵng-Phú Yên với sức gió mạnh cấp 14.