Cùng với chính sách ưu đãi hợp lý, khai thác tiềm năng, Bình Thuận dần vượt qua giai đoạn “cam go” và giờ đây tỉnh đang “rộng bước” trên con đường mới thành Trung tâm năng lượng quốc gia.
Ba trụ cột được kỳ vọng là dấu ấn mở đầu quan trọng cho chặng đường mới, đánh dấu bước phát triển về chất, từ đó sẽ đưa tỉnh Bình Thuận phát triển nhanh và bền vững.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể sớm chuyển đổi từ điện than sang điện khí để giảm phát thải nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, việc phát triển điện khí còn gặp nhiều khó khăn.
Nhằm đảm bảo cấp điện, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị điện lực sắp xếp kế hoạch bảo dưỡng hợp lý, tránh sửa chữa các nguồn điện trong thời gian cao điểm nắng nóng.
Việt Nam và Australia đều có tiềm năng lớn về năng lượng Mặt Trời và gió, đặc biệt là gió ngoài khơi. Hai nước cũng ghi nhận những con số đáng ấn tượng trong phát triển năng lượng tái tạo.
Trong tổng công suất 14.120MW nhiệt điện than dự kiến không đưa vào Quy hoạch Điện VIII, có 8.420MW do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư, bao gồm EVN, PVN và TKV.
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để nhà đầu tư dự án điện gió, điện Mặt Trời dở dang, đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện với EVN.
Những tồn tại tập trung chủ yếu do chưa thực hiện mô hình kinh tế trang trại theo cam kết; tính an toàn chịu lực của công trình chưa đảm bảo; thiếu hệ thống chống sét, các thiết bị PCCC.
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên yêu cầu hai công ty Europlast Phú Yên và Thịnh Long Phú Yên nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định xử phạt, vi phạm hành chính, có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện.
Mục tiêu vận hành hệ thống điện tháng 7/2022 là tiếp tục đảm bảo sản xuất, cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt người dân, cũng như vận hành tối ưu hệ thống điện.
Ở Việt Nam, năng lượng sạch đang trở thành một nhân tố mới do đó công tác quy hoạch chính sách năng lượng tái tạo đòi hỏi sự tham mưu, phối hợp chặt của bộ, ban, ngành...
Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều chính sách, cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, lối sống xanh và phát triển một nền kinh tế thân thiện với môi trường ở Việt Nam.
Bộ Công Thương kiến nghị được triển khai các dự án, phần dự án điện Mặt Trời đã hoàn thành thi công và dự án đã được chấp thuận nhà đầu tư đến năm 2030...
Đại sứ Việt Nam tại Đức đã tới thăm làm việc tại Wernigerode nhằm trao đổi với lãnh đạo thành phố về các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai thành phố kết nghĩa Wernigerode-Hội An.
Dự án tận dụng nhiệt khí thải của 2 dây chuyền của VICEM Bút Sơn để phát điện là chương trình trọng điểm góp phần giảm thiểu phát thải CO2 để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Cơ quan TTXVN tại Đắk Lắk đã đạt giải A thể loại báo điện tử với tác phẩm “Phát triển điện năng lượng Mặt Trời ở Tây Nguyên,” 1 giải C, 1 giải Khuyến khích ở các thể loại báo điện tử và ảnh báo chí.
Theo báo cáo Đánh giá điện toàn cầu năm 2022 của Ember (tổ chức chuyên tập trung nghiên cứu năng lượng và khí hậu), sản lượng điện Mặt Trời của Việt Nam năm 2021 tăng tới 337% so với năm 2020.
Theo Bộ Công Thương, cơ chế giá FIT khuyến khích đầu tư điện Mặt Trời chỉ áp dụng trong thời gian nhất định để thu hút phát triển các dự án và việc kéo dài giá ưu đãi FIT đến nay không còn phù hợp.
Chuyển dịch năng lượng đang là mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới trước sức ép nhu cầu năng lượng tăng trong khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.