Theo bản tin dự báo đặc trưng thủy triều ngày 26/9 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, dự báo mực nước cao nhất trong những ngày tới tại trạm Phú An-sông Sài Gòn lên mức báo động III (1,6m).
Tính đến chiều 26/9, không có tàu thuyền nào nằm trong khu vực nguy hiểm; chủ các tàu thuyền đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi cũng như diễn biến của bão và đã có phương án đảm bảo an toàn.
Cán bộ chiến sỹ các đảo Sinh Tồn, Đá Tây, Trường Sa đã hướng dẫn cho 47 tàu cá của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với hơn 1.000 ngư dân vào âu tàu tránh trú bão an toàn.
Với sự hỗ trợ của lực lượng Biên phòng, ngư dân được sắp xếp chỗ đậu tàu, thuyền an toàn; tỉnh cũng đã trữ sẵn nguồn lương thực để chủ động phân phát tới người dân khi cần thiết.
Sau khi vào Biển Đông bão số 4 có thể vẫn duy trì sức gió rất mạnh cấp 13-14, giật cấp 16 (khi đến Nam quần đảo Hoàng Sa), khi vào gần bờ có thể vẫn mạnh cấp 12-13, giật cấp 15.
Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão gây ra, các bộ, ngành, địa phương, cần chủ động mọi phương án phòng chống bão, không chủ quan.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các cấp chính quyền địa phương chuẩn bị sẵn sàng phương án di dời dân an toàn tại các vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở cao.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị yêu cầu các chủ phương tiện có phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ở khu neo đậu, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người...
Ngoài khơi phía Đông Philippines xuất hiện cơn bão Noru, đêm 25/9 đến sáng 26/9 bão đi vào Biển Đông; đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, sẽ ảnh hưởng đến tỉnh, thành ven biển Thanh Hóa-Quảng Ngãi.