Ngày 9/12, Sri Lanka đã yêu cầu đóng cửa toàn bộ trường học do ô nhiễm không khí ở mức cao trong bối cảnh bão nhiệt đới Mandous quét qua vùng duyên hải của nước này kéo theo gió mạnh và mưa.
Theo Trung tâm bão quốc gia Mỹ, bão Nicole, với sức gió tối đa lên đến 120km/h, có thể đổ vào bờ biển phía Đông bang Florida, người dân tại 4 hạt của bang đã được lệnh sơ tán bắt buộc.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố nêu trên theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của bão Nalgae và chủ động ứng phó.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24-48 giờ tới, bão số 6 tiếp tục có xu hướng giảm cường độ và khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp.
Tỉnh Quảng Bình có công điện yêu cầu các sở, ban, ngành ở tỉnh tiếp tục triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của TW và tỉnh về việc ứng phó với cơn bão số 6; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão...
Tính đến 17 giờ ngày 17/10, lực lượng bộ đội biên phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương đã thông báo, kiểm đếm 59.719 tàu/270.561 ngư dân biết diễn biến của bão số 6.
Thống kê đến sáng 17/10, mưa lũ những ngày qua đã khiến 1 người tử vong do bị vùi lấp trong ngôi nhà bị sập, bởi bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sạt lở đêm 16/10.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 6 sẽ đi vào khu vực Hoàng Sa ngày 18-19/10 với sức gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 15, dự báo bão còn diễn biến phức tạp.
Lãnh đạo và lực lượng chức năng các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 4 đang nỗ lực cao nhất khắc phục thiệt hại sau bão; thăm hỏi động viên các gia đình, cơ sở bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có kết luận sau cuộc họp đánh giá thiệt hại ban đầu, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả cơn bão số 4, trong đó nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân...
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết bão số 4 là cơn bão có diễn biến phức tạp nhưng không gây thiệt hại về người. Điều này cho thấy công tác ứng phó đã thành công.
Kiểm tra thực tế tại Thừa Thiên-Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chính quyền địa phương khẩn trương hỗ trợ người lợp lại nhà, nhanh chóng thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Trong và sau cơn bão luôn có rất nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người, nên mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng ứng phó trong tình huống này.
Ngày 27/9, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống bão số 4 - Noru như sơ tán dân, dừng hoạt động nhà máy, cắt tỉa cây cối.
Các đơn vị thuộc EVNCPC đã thành lập 28 đội xung kích với hơn 800 người và trên 100 phương tiện, 688 trang bị an toàn, dụng cụ thi công, 187 cột sắt lắp ghép, sẵn sàng triển khai khi được huy động.
Tỉnh Bình Định yêu cầu các địa phương di dời dân lên bờ trước 15 giờ ngày 27/9 trong khi tại Ninh Thuận, ngư dân hối hả đưa thuyền vào bờ để tránh bão số 4.
Công điện của Thủ tướng nêu rõ các địa phương cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó bão số 4 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, không để bị động, bất ngờ.
Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh đã ban hành lệnh vận hành hồ chứa số 3880 để xả nước qua tràn 2 hồ Ka Nak và An Khê.
UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn, phòng, chống ngập lụt cho các khu đô thị tập trung, KCN, đảm bảo an toàn hồ đập chứa nước ở đảo và vùng hạ du, hệ thống đê điều.