Sau 48 tuần điều trị bằng thuốc ức chế HIV Aikening của Trung Quốc, 76% số người tham gia đã không còn phát hiện virus HIV trong cơ thể, trong khi tỷ lệ điều trị thành công được xác định là 88%.
Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét đặt mục tiêu quyên góp 18 tỷ USD trong thời gian 2024-2026; giám đốc điều hành Quỹ cho biết hiện là thời điểm "khó quyên góp được những khoản tiền lớn."
Nhà virus học người Pháp Luc Montagnier được giải thưởng Nobel vinh danh vào năm 2008 vì công trình phát hiện virus làm suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây bệnh AIDS.
Các số liệu trước đây cảnh báo đến năm 2050, mỗi năm có thể có 10 triệu người tử vong do siêu vi khuẩn kháng kháng sinh, song nghiên cứu của chuyên gia cho thấy kịch bản đó có thể xảy ra sớm hơn.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã “nâng cấp” một phương pháp được phát triển vào năm 2017 để loại bỏ và tiêu diệt virus HIV tiềm ẩn trong tế bào người - điều từ trước tới nay chưa thực hiện được.
Ông Nguyễn Tuấn Hùng, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam tham gia thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, thay ông Nguyễn Hoài Dương.
Dịp Tết Nguyên đán, tổ COVID-19 cộng đồng, y tế và các lực lượng ở địa phương tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” không để người nào đang cách ly, tự điều trị ở nhà không có Tết.
Giáo hoàng cho biết tại một số khu vực người dân đã không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc thiết yếu và hy vọng thế giới sẽ tăng cường đoàn kết để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
Chính phủ Anh sẽ chi 3,5 triệu bảng cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia và mở rộng khả năng tiếp cận thuốc điều trị PrEP, 20 triệu bảng cho việc mở rộng quy mô xét nghiệm HIV.
Trong cả năm 2020, Australia ghi nhận chỉ có 633 ca mắc mới HIV/AIDS trên cả nước, giảm 30% so với năm 2019 và là số ca mắc mới trong một năm thấp nhất kể từ năm 1984.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã làm cho nhiều người khó tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và hậu quả dễ nhận thấy là số người nhiễm HIV gia tăng so với năm 2020.
Theo Chương trình phối hợp Liên hợp quốc về HIV/AIDS, quốc tế đang đi chệch hướng trong việc thực hiện cam kết chung để chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030, mà nguyên nhân chính là bất bình đẳng.
Mỗi năm, Việt Nam phát hiện mới hơn 12.000 người nhiễm HIV, khoảng 2.000 người nhiễm HIV tử vong và tỷ lệ nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng mạnh trong những năm gần đây.
Những thiếu sót trong cuộc chiến chống HIV toàn cầu đang cho phép đại dịch COVID-19 tiếp diễn và khiến thế giới rơi vào tình trạng đối mặt nguy hiểm với nhiều dịch bệnh khác.
Việt Nam đang đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để đóng góp vào nỗ lực đạt được mục tiêu quốc gia về kết thúc đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.