Một tòa án đặc biệt do chính quyền quân sự ở Myanmar thành lập đã tuyên án bà Aung San Suu Kyi thêm 7 năm tù do "các tội danh tham nhũng," nâng tổng mức án của bà lên 33 năm tù.
Cựu lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar - bà Aung San Suu Kyi - đã bị xử phạt 3 năm tù giam trong bản án mới nhất, nâng tổng số thời gian ngồi tù của bà lên 20 năm.
Mới đây, trong phiên xét xử kín ngày 15/8, bà Aung San Suu Kyi bị tuyên phạt thêm sáu năm tù do liên quan đến bốn vụ tham nhũng, nâng tổng mức án phạt tù đối với bà lên 17 năm trong 10 vụ kiện.
Bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ để cho thuê đất công với giá thấp hơn giá thị trường và xây dựng một dinh thự bằng tiền quyên góp cho mục đích từ thiện.
Bà Aung San Suu Kyi vừa phải nhận thêm 5 năm tù giam với tội danh tham nhũng, sau khi một tòa án quân sự tại Myanmar đã kết án 4 năm tù đối với bà vào ngày 10/1 vừa qua.
Lãnh đạo Indonesia và Singapore nhất trí rằng tất cả các bên liên quan cần ưu tiên an ninh và phúc lợi của người dân Myanmar trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Một tòa án quân sự tại Myanmar đã kết án 4 năm tù đối với bà Aung San Suu Kyi với cáo buộc bà này nhập khẩu và sở hữu bất hợp pháp các máy thu phát vô tuyến cũng như vi phạm quy định phòng dịch.
Sau khi Mỹ, Anh và Canada công bố các lệnh trừng phạt bổ sung đối với chính quyền quân sự Myanmar hồi cuối tuần trước, áp lực đang gia tăng đối với EU trong việc theo gót các nước này.
Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar đã quyết định giảm một nửa mức án đối với bà Aung San Suu Kyi so với mức án 4 năm mà một tòa án nước này đưa ra trước đó.
Ông Yusof nêu rõ: "Nhu cầu cấp bách hiện nay là tới Myanmar. Đó là điều tôi nghĩ đến trước tiên và tôi cần phải có một sự đảm bảo (từ chính quyền quân sự tại Myanmar)."
Theo Ủy ban Bầu cử thống nhất do chính quyền quân sự Myanmar lập nên, các cuộc điều tra đã phát hiện hơn 11 triệu trường hợp không minh bạch trong quá trình bầu cử.
Dự luật trên được thông qua với tỷ lệ ủng hộ áp đảo với 398 phiếu thuận và 14 phiếu chống, theo đó lên án cuộc đảo chính và việc giam giữ các nhà lãnh đạo dân sự của Myanmar.
Ông Balakrishnan cho biết Singapore kêu gọi giới chức quân sự ở Myanmar thực hiện kiềm chế tối đa, cũng như đảm bảo chắc chắn không có thêm bạo lực và đổ máu.
Theo kế hoạch, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ có cuộc họp không chính thức với đại diện của chính quyền quân sự Myanmar trong ngày 2/3 thông qua hình thức trực tuyến.
Hàng nghìn nhà hoạt động sinh viên cùng đại diện các nghiệp đoàn tiếp tục tổ chức biểu tình ở Đại học Yangon, buộc nhà chức trách phải triển khai cảnh sát chống bạo động và xe gắn vòi rồng.