Trong cuộc gặp song phương ngày 25/5 tại Moskva giữa hai nhà lãnh đạo là Thủ tướng Pashinyan và Tổng thống Putin, phía Armenia đã chấp thuận cho phía Nga mở lãnh sự quán ở Syunik.
Phát biểu trước cư dân ở Hành lang Lachin, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 28/5 bày tỏ lạc quan với triển vọng Baku và Yerevan có thể ký thỏa thuận hòa bình trong tương lai gần.
Azerbaijan và Armenia có thể ký thỏa thuận hòa bình liên quan đến cuộc xung đột Nagorny-Karabakh khi lãnh đạo hai nước gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC).
Tổng thống Azerbaijan, ông Ilham Aliyev, cho rằng "có khả năng đi đến một thỏa thuận hòa bình, xét đến việc Armenia chính thức công nhận Karabakh là một phần của Azerbaijan."
Armenia sẵn sàng công nhận khu vực Nagorny-Karabakh là một phần lãnh thổ Azerbaijan với điều kiện Baku đảm bảo an ninh và quyền lợi cho những cư dân gốc Armenia sống tại khu vực này.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết đã chấp nhận đề xuất từ Nga về việc tổ chức hội nghị 3 bên ở cấp cao nhất dưới vai trò trung gian hòa giải của Tổng thống Nga vào ngày 25/5 tới.
Theo các quan chức EU, lãnh đạo Armenia và Azerbaijan đã "chia sẻ thiện chí chung vì hòa bình của khu vực phía Nam Caucasus" và cuộc đàm phán giữa hai bên là "thẳng thắn, cởi mở và hướng đến kết quả."
Cuộc gặp ngày 14/5 giữa lãnh đạo Armenia và Azerbaijan diễn ra dưới sự hòa giải của Hội đồng châu Âu, sau khi xảy ra vụ đụng độ mới ở biên giới giữa hai nước khiến một số binh sỹ thương vong.
Bộ Quốc phòng Armenia cho biết lực lượng vũ trang Azerbaijan đã vi phạm lệnh ngừng bắn ở hướng Sotk (phần phía Đông biên giới quốc gia) với việc sử dụng UAV tấn công làm 2 binh sỹ Armenia bị thương.
Moskva đang có các cuộc tiếp xúc ngoại giao với cả Armenia và Azerbaijan, trong khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng bạo lực sẽ ngăn cản tiến triển đạt được giữa hai nước trên.
Armenia cáo buộc Azerbaijan tấn công vào các vị trí của quân đội Armenia tại biên giới Gegharkunik trong bối cảnh hai bên đang trong cuộc đàm phán về một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt cuộc đối đầu.
Chủ tịch EC sẽ chủ trì cuộc gặp giữa Thủ tướng Pashinyan và Tổng thống Aliyev. Đây sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ cuộc gặp tại Munich (Đức) vào tháng 2.
Mối quan hệ giữa Iran và Azerbaijan đang xấu đi trong những tháng qua, nhất là sau khi Azerbaijan khai trương đại sứ quán tại Israel - đối thủ của Iran tại khu vực - vào cuối tháng 3.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã khởi động cuộc đàm phán dự kiến kéo dài 4 ngày giữa Ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan tại một cơ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ bên ngoài thủ đô Washington.
Dự kiến, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan ngày 30/4 sẽ tới thủ đô Washington của Mỹ, nơi ông sẽ thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Armenia cho biết vòng đàm phán về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã được lên lịch vào ngày 30/4 tại thủ đô Washington của Mỹ.
Phía Nga cho biết những nỗ lực cần thiết để giải quyết tình hình xung quanh Hành lang Lachin đang được lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga thực hiện, mặc dù "tình hình thực sự khó khăn."
Sau khi đến thăm Azerbaijan, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna sẽ có chặng dừng chân ở Armenia để cùng quan chức các nước này bàn về giải pháp xoa dịu căng thẳng.
Quan hệ giữa Azerbaijan-Armenia leo thang căng thẳng sau khi Baku ngày 23/4 thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực tranh chấp.
Azerbaijan đã thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, gây phản ứng từ phía Yerevan.