Ngoài 1 người thiệt mạng do nước cuốn trôi, toàn tỉnh Gia Lai có trên 10 căn nhà bị tốc mái; 2 phòng học bị hư hại; hơn 315 ha hoa màu, chủ yếu là lúa, ngô bị ngã đổ, hư hại từ 30-70%.
Khoảng 401.000 khách hàng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng, đã bị gián đoạn cấp điện do ảnh hưởng của cơn bão số 5.
Lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu các địa phương chuẩn bị tinh thần, phương án chống bão ở mức tâm bão vào thành phố, trong đó tập trung lực lượng, vật lực để di dời người dân khỏi nơi nguy hiểm.
Trong ngày 10/9, công tác chủ động ứng phó với bão số 5 Côn Sơn đã được các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh gấp rút thực hiện.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12, bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.
Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông sẵn sàng phương án truyền thông, kỹ thuật để bảo đảm thông tin liên lạc phòng, chống lụt bão.
Vẫn còn 27 tàu cá đang hoạt động ở trong khu vực ảnh hưởng của bão Côn Sơn trong vòng 24h giờ tới, trong đó Bình Định có 7 tàu cá; Quảng Nam 9 tàu cá; Quảng Ngãi 11 tàu cá.
Theo các chuyên gia khí tượng, trong các tháng 10, 11/2021 vẫn có khả năng xuất hiện các cơn bão liên tiếp, nhưng nguy cơ 5 cơn bão liên tiếp trong 1 tháng gây "bão chồng bão" như năm 2020 là thấp.
Hải Phòng, Thái Bình ra công điện kêu gọi tàu, thuyền ở khu vực nguy hiểm về nơi tránh, trú an toàn; thông báo cho chủ tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão.
Các lực lượng y tế tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.
Đà Nẵng tạo điều kiện cho người dân di chuyển an toàn để sửa chữa, kiên cố nhà cửa chống bão trong khi Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế chủ động thông báo cho các chủ tàu thuyền hướng di chuyển của bão.
Theo Hội đồng giảm thiểu rủi ro và quản lý thiên tai quốc gia Philippines, bão Côn Sơn trước khi suy yếu đã đổ bộ vào tỉnh miền Trung Đông Samar ngày 6/9, khiến khoảng 10.000 người dân phải sơ tán.
Một số địa phương đã rà soát phương án sơ tán dân trong trường hợp bão mạnh và mưa lớn (rủi ro thiên tai cấp 3) diện rộng trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
EVN sẽ cắt, giảm, làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn công trình hồ đập, vùng hạ du hồ chứa, đặc biệt là các điểm xung yếu.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng sớm 9/9, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12; sóng biển cao từ 3-5m.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão Côn Sơn có khả năng mạnh nhất khi tới khu vực quần đảo Hoàng Sa, dự báo có thể đạt tới cấp 11, giật cấp 13.
Người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Armando Balilo cho biết những ngư dân mất tích thuộc tỉnh Samar, miền Trung nước này, là những người vẫn ra biển đánh bắt cá bất chấp cảnh báo bão.