Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum yêu cầu di dời tất cả người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là trên thuyền bè, lồng bè, chòi canh thủy sản, trong các nhà yếu, không đảm bảo an toàn...
Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ; đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.
Khoảng 20 giờ 15 phút ngày 27/9, tại khu vực bờ biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới, thi thể ngư dân N.Đ.N (sinh năm 1972, trú xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch) đã được tìm thấy.
Nhằm ứng phó với bão số 4 Noru, Quảng Ngãi lập Sở Chỉ huy bổ trợ ứng phó với bão, Quảng Bình tiếp tục triển khai phương án "4 tại chỗ," trong khi Gia Lai xả lũ hồ chứa và lên phương án di dời dân.
Cục Cảnh sát giao thông yêu cầu Phòng Cảnh sát giao thông công an các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum kêu gọi các phương tiện thủy vào nơi tránh trú an toàn.
Theo dự báo thì đến rạng sáng 28/9, bão số 4 (Noru) mới chính thức đổ bộ vào đất liền, nhưng từ 15 giờ chiều 27/9, thành phố Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện mưa to, gió giật mạnh.
Trước tình hình khẩn cấp khi bão số 4 - Noru sắp đổ bộ, các địa phương miền Trung như Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Phú Yên vẫn tiếp tục sơ tán dân, đưa tàu vào tránh trú bão, vận hành hồ chứa.
Ngày 27/9, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống bão số 4 - Noru như sơ tán dân, dừng hoạt động nhà máy, cắt tỉa cây cối.
Bản tin của VietnamPlus ngày 27/9 có những nội dung bao gồm việc Thủ tướng chỉ đạo khẩn chống bão số 4-Noru, Hà Nội xử lý phương tiện đi sai làn trên đường Nguyễn Trãi...
Các đơn vị thuộc EVNCPC đã thành lập 28 đội xung kích với hơn 800 người và trên 100 phương tiện, 688 trang bị an toàn, dụng cụ thi công, 187 cột sắt lắp ghép, sẵn sàng triển khai khi được huy động.
Nhà mạng tại Việt Nam đang tập trung cao độ các giải pháp công nghệ, nguồn lực về người, phương tiện xây dựng mọi phương án kịch bản phòng chống cơn bão số 4 đảm bảo an toàn hạ tầng, mạng lưới.
Tỉnh Bình Định yêu cầu các địa phương di dời dân lên bờ trước 15 giờ ngày 27/9 trong khi tại Ninh Thuận, ngư dân hối hả đưa thuyền vào bờ để tránh bão số 4.
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai công tác ứng phó với bão Noru theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư- phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Đến 1 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão số 4-Noru ở trên vùng biển Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (167-183km/giờ), giật cấp 17.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân đề nghị chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng quan tâm hỗ trợ về lương thực, nhu yếu phẩm, nước uống, thuốc men đảm bảo an toàn cho người dân.
Công điện của Thủ tướng nêu rõ các địa phương cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó bão số 4 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, không để bị động, bất ngờ.
Theo ông Mai Văn Khiêm, nguy cơ lớn nhất, nguy hiểm nhất do bão số 4 là gió rất to, sóng rất lớn trên biển, gió giật cấp 17, sóng cao 9-11m, có thể đánh đắm tất cả các tàu thuyền.