Ngoài di dời người dân đến nơi an toàn để tránh bão, Thừa Thiên-Huế yêu cầu người dân không ra đường từ 21 giờ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ.
Do ảnh hưởng của bão, chính quyền tỉnh Hải Nam đã ngừng một số dịch vụ đường sắt, trong khi các hoạt động tại 3 cảng ở thành phố Hải Khẩu thủ phủ của tỉnh cũng sẽ tạm dừng từ 15 giờ ngày 27/9.
Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh đã ban hành lệnh vận hành hồ chứa số 3880 để xả nước qua tràn 2 hồ Ka Nak và An Khê.
Tính đến 10 giờ ngày 27/9, tỉnh Quảng Nam đã cơ bản hoàn thành việc di dời người dân vùng trũng thấp đến nơi ở an toàn trước khi bão số 4 (bão Noru) đổ bộ vào đất liền.
Rà soát, kiểm đếm các phương tiện trên biển, hướng dẫn di chuyển, gia cố lồng bè thủy sản, neo đậu tàu thuyền; chủ động sơ tán, di dời dân là những kinh nghiệm phòng tránh bão trên biển.
UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn, phòng, chống ngập lụt cho các khu đô thị tập trung, KCN, đảm bảo an toàn hồ đập chứa nước ở đảo và vùng hạ du, hệ thống đê điều.
Đà Nẵng, Quảng Nam đã tổ chức sơ tán người dân ở khu vực trũng, thấp, vùng ven biển, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhà cửa không kiên cố… đến nơi an toàn để tránh bão số 4.
Do ảnh hưởng của bão số 4, gió giật cấp 7-8, để bảo đảm an toàn cho hành khách, các hãng tàu, phà tuyến Rạch Giá-Phú Quốc, Hà Tiên-Phú Quốc, Rạch Giá-Nam Du tạm ngừng hoạt động từ ngày 27/9.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 4 (có tên quốc tế là Noru), các hãng hàng không đã buộc phải điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay có điểm đến/đi tại các sân bay miền Trung từ ngày 27/9.
Chủ động cập nhật thông tin về bão; kiểm tra, kiên cố lại nhà cửa, neo đậu tàu thuyền vào chỗ an toàn, thu hoạch sớm hoa màu, dự trữ đủ thực phẩm là những giải pháp giảm thiểu thiệt hại do mưa bão.
Đến 19 giờ 27/9, vị trí tâm bão số 4 ở cách Đà Nẵng khoảng 170km về phía Đông Nam, Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng 120km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.
Thủ tướng yêu cầu chú trọng bảo vệ người yếu thế, người già, trẻ em, người tàn tật, du khách; cương quyết di dời, thậm chí có thể phải cưỡng chế dân khỏi khu vực có nguy cơ mất an toàn do bão lũ.
Bình Định có kế hoạch sơ tán gần 19.000 hộ với khoảng 65.500 người khi bão đổ bộ; trong đó, ưu tiên người dân sống ven biển, khu vực nguy cơ ảnh hưởng cao.
Các bệnh viện như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh... chuẩn bị phương án tham gia hỗ trợ miền Trung khi cần thiết.
Sáng 27/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến với 8 địa phương khu vực miền Trung-Tây Nguyên có nguy cơ chịu ảnh hưởng của cơn bão số 4 (bão Noru).
Sáng sớm 27/9, cuộc họp được Chính phủ tổ chức trực tuyến xuống tới xã, phường vì đây chính là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng, chống bão, mưa lũ.