Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 16,0 đến 22,0 độ Vĩ Bắc phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông.
Nhằm ứng phó với bão số 8, Quảng Trị yêu cầu tổ chức kiểm tra, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm về nơi trú tránh an toàn.
Đến 10 giờ ngày 13/10, tâm bão ở khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 14.
Từ 13-15/10, Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng; từ ngày 16/10, mưa có khả năng dịch xuống phía Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Theo chuyên gia khí tượng, từ ngày 13-15/10 sẽ có một đợt mưa rất lớn ở vùng nam đồng bằng Bắc bộ, gây gập úng đô thị; khả năng sẽ xảy ra một đợt lũ gây ra lũ quét, sạt lở đất ở miền Trung.
Ngày và đêm 11/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa trời lạnh, vùng núi phía Bắc có nơi trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 19-22 độ C, vùng núi có nơi dưới 18 độ C.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ, chủ động chỉ đạo triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến thực tế, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao trách nhiệm cho các địa phương đưa ra giải pháp thật cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho đoàn người về quê trong thời điểm mưa bão.
Theo Tổng cục Thủy sản, các địa phương tổ chức gia cố, di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển về khu vực an toàn; hiện không còn tàu cá nào hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão số 7.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; trong khi đó bão Kompasu đang hoạt động ở phía Đông đảo Luzon của Philippines.
Từ ngày 10-12/10, một đợt lũ có khả năng xuất hiện trên các sông, suối nhỏ khu vực Bắc Bộ với biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ 3-5m.
Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội còn bố trí đội máy bơm lưu động và phương tiện cơ giới ứng trực tại một số khu vực có nguy cơ ngập úng cao để bơm hút, hạn chế dồn ứ ngập nước.
Lúc 7 giờ ngày 10/10, bão Kompasu có vị trí vào khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 129,6 độ Kinh Đông với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Dự báo, cơn bão này có khả năng đi vào Biển Đông trong những ngày tới.
Ngày 10/10, không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Vùng núi phía Bắc có nơi trời rét, nhiệt độ xuống 19 độ C.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngoài sự ảnh hưởng của cơn bão số 7, trong thời gian tới có khả năng tiếp tục xuất hiện bão, mưa lớn... trên biển và đất liền.
Từ chiều đến đêm 10/10, các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7, từ ngày 9-11/10, phía Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to.
Được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ cơn bão số 7, các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh đã kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động trên vùng biển nhanh chóng tìm nơi trú ẩn.
Theo dự báo, đêm 9/10, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo khoảng đêm 11/10 đến sáng 12/10, cơn bão với tên quốc tế là KOMPASU có khả năng đi vào phía Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 8 năm 2021.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã sẵn sàng phương án, dự kiến sơ tán 70.440 hộ với 260.722 người dân, trong đó có hơn 4.600 F0, F1 phải cách ly, sơ tán riêng để đảm bảo phòng dịch.