Sự vào cuộc một cách quyết liệt, đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, không chủ quan của dân đã góp phần để Quảng Nam hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 4 gây ra.
Tại một số địa phương trong tỉnh, đến chiều 30/9, lượng mưa có giảm hơn so với những ngày trước. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường vẫn đang trong tình trạng ngập nước, sạt lở, giao thông bị chia cắt.
Bão số 4 là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp. Hoàn lưu bão đã gây mưa lũ lớn, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất tại một số địa phương khu vực miền Trung và Tây Nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống.
Cùng với việc di dời người dân đến nơi an toàn, các địa phương của tỉnh Nghệ An chú trọng hỗ trợ nhu yếu phẩm, nước uống, đảm bảo an sinh cho người dân trong vùng bị ngập do ảnh hưởng mưa bão.
Tại cảng cá Tịnh Kỳ, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, hàng chục tàu cá công suất lớn được ngư dân tiếp nhiên liệu, lương thực, nổ máy vươn khơi ngay sau khi bão số 4 đi qua.
Bão số 4-Noru đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Thừa Thiên-Huế vào sáng ngày 28/9, gây nhiều thiệt hại, khiến 8 người bị thương và làm 6 căn nhà bị sập, 419 căn bị tốc mái.
Lãnh đạo và lực lượng chức năng các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 4 đang nỗ lực cao nhất khắc phục thiệt hại sau bão; thăm hỏi động viên các gia đình, cơ sở bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai.
Ngày 29/9, tại khu vực bờ biển Bãi Trường, thuộc ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, người dân phát hiện 5 thi thể, có cả nam và nữ, đang trong giai đoạn phân hủy, trôi dạt vào bờ.
Mưa bão đã khiến nhiều tuyến đường, cầu cống trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị sạt lở, hư hỏng, người và phương tiện không thể qua lại; hàng trăm hécta lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị thiệt hại nặng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cũng yêu cầu các địa phương tập trung hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ; chủ động chuẩn bị tốt các phương án phòng, chống thiên tai.
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ trực tiếp hàng cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 4-Noru và tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Từ đêm 28-29/9, các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đã có mưa lớn từ 150-300mm, gây lũ, ngập lụt trên diện rộng, dự báo, tử ngày 29-30/9 tiếp tục có mưa lớn nên 3 tỉnh cần chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở.
Chánh Văn phòng Sở Giáo dục-Đào tạo Nghệ An cho biết toàn tỉnh có 284 trường cho học sinh nghỉ học; trong đó có 91 trường Mầm non, 88 trường Tiểu học, 79 trường THCS và 26 trường THPT.
Tam Hải là địa phương chịu ảnh hưởng đầu tiên của bất kỳ cơn bão nào khi vào Quảng Nam. Vì vậy, các phương án chủ động phòng, tránh bão, giảm thiểu thiệt hại luôn được địa phương đặt lên hàng đầu.
Vừa qua trên Biển Đông, bão số 4-Noru được dự báo tương đương cơn bão Xangsane năm 2006, bão Ketsana năm 2009 và bão Molave năm 2020 - những cơn bão từng gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung.
Do ảnh hưởng của bão số 4, toàn huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 120 nhà ở của người dân bị sập và tốc mái, trong đó riêng thôn Bờ Reo có 270 hộ thì 80 nhà đã bị hư hại.
Mưa lớn kết hợp việc một số hồ chứa xả tràn điều tiết nước đã gây ngập lụt tại một số địa phương miền núi nên 83 trường học tại huyện Hương Sơn, Hương Khê… đã cho gần 35.000 học sinh tạm nghỉ học.
Trước tình hình thời tiết, thủy văn diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài, ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo các địa phương và nông dân khẩn trương thu hoạch trà lúa Hè Thu 2022 dứt điểm, trước mùa mưa lũ.