Ngày 27/1, các nhà lãnh đạo quân sự của Hàn Quốc và Mỹ đã thảo luận cách thức củng cố thế trận, vài giờ sau khi Triều Tiên bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía vùng biển phía Đông.
Mặc dù Triều Tiên liên tục phóng thử tên lửa, song Hàn Quốc vẫn luôn giải thích rằng cánh cửa đối thoại vẫn chưa hoàn toàn khép lại vì chưa vượt quá “lằn ranh đỏ” do Mỹ vạch ra.
Thủ tướng Kishida cho biết Tokyo sẽ tiếp tục tập hợp thông tin về tình hình hiện nay. Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản mô tả vụ phóng thứ 6 của Bình Nhưỡng trong năm nay là “vô cùng đáng tiếc.”
Hãng tin Reuters hôm 26/1 dẫn thông tin từ các chuyên gia an ninh mạng cho hay mạng Internet của Triều Tiên dường như đã hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết Mỹ vẫn đang đánh giá bản chất các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên nhằm tìm hiểu khả năng chính xác của các loại tên lửa này.
Theo quân đội Hàn Quốc, hai vật thể do Triều Tiên phóng ngày 17/1 được cho là tên lửa đạn đạo và được thực hiện tại một khu vực gần sân bay Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho rằng vật thể bay mà Triều Tiên phóng ngày 16/1 dường như là một tên lửa đạn đạo và có thể đã rơi xuống biển.
Mỹ coi vụ phóng của Triều Tiên là mối đe dọa đối với các nước láng giềng của Triều Tiên cũng như cộng đồng quốc tế và kêu gọi nước này tham gia đối thoại.
Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, ngay sau vụ phóng của Triều Tiên, Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) của Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng Washington dường như muốn mở rộng các biện pháp trừng phạt theo các nghị quyết hiện có của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hơn là thông qua các nghị quyết mới.
Vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên trong năm 2022 diễn ra vào sáng 5/1/2022. Từ năm 2019 đến nay, Bình Nhưỡng đã tiến hành hàng chục vụ phóng thử tên lửa.
KCNA nêu rõ tên lửa đã di chuyển theo chiều ngang 120km trong cự ly bay của đầu đạn siêu thanh từ phương vị phóng ban đầu đến phương vị mục tiêu và đánh trúng mục tiêu đã định cách đó 700km.
Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ vụ phóng này vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an, đồng thời gây ra một mối đe dọa đối với các nước láng giềng của Triều Tiên và cộng đồng quốc tế.
Ngoại trưởng Hàn Quốc thừa nhận rằng việc thông qua tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên sẽ mất nhiều thời gian vì đây không phải vấn đề có thể giải quyết chỉ nhờ vào thỏa thuận của Mỹ-Hàn.
Seoul đã hối thúc ký một hiệp định hòa bình nhằm chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), coi đây là biện pháp xây dựng lòng tin hiệu quả với Bình Nhưỡng.
Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế của Liên hợp quốc đã thông qua 3 nghị quyết liên quan tới Triều Tiên, trong đó có một nghị quyết kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Hàn đang tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ sau loạt vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên cũng như thúc đẩy nỗ lực khôi phục đối thoại với Bình Nhưỡng.
Bất chấp Bình Nhưỡng liên tục thử nghiệm tên lửa, trong đó có cả tên lửa siêu thanh mới, Bộ Thống nhất Hàn Quốc vẫn tăng cường kêu gọi Triều Tiên quay trở lại đối thoại.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tránh có những hành động gây thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nối lại đối thoại đàm phán sớm nhất có thể.