Chịu tác động kép từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dịch cúm A/H1N1, ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, lượng du
khách quốc tế giảm khá mạnh.
Tình hình dịch cúm A/H1N1 trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, số người lây nhiễm hiện nay không chỉ tập trung ở vùng tâm dịch (các nước Bắc Mỹ), mà trong vài ngày qua, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành "điểm nóng" mới của dịch cúm A/H1N1 với tỷ lệ lây nhiễm tăng rất nhanh.
Tờ "Tiếng vang" (Pháp) dẫn thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch cúm A/H1N1 đang lây lan nhanh trên thế giới có thể sẽ khiến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay kéo dài thêm.
Nga và Anh lại có nguy cơ rơi vào một cuộc tranh cãi ngoại giao mới khi ngày 17/6 Nga đã yêu cầu Anh dẫn độ nhà tỷ phú Yevgeny Chichvarkin được cho là đang sống ở London.
Sáng sớm 17/6, tàu Nhật Thuần, thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bình Thuận, sau khi tiếp nhận dầu từ tàu Chí Linh rồi ra neo đậu cách tàu đó khoảng 1km thì đột ngột bị cháy nổ và chìm.
Báo cáo ra ngày 16/6 của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết tính đến cuối năm 2008, 42 triệu người trên toàn thế giới đã phải bỏ nhà cửa ra đi vì các cuộc xung đột, trong khi các chương trình hồi hương đã bị kéo dài hơn dự kiến.
Ngay sau khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) nâng mức báo động dịch cúm A/H1N1, du lịch đang là ngành chịu tác động mạnh nhất bởi nhiều nước đang khuyến cáo người dân không đến nước có dịch. Lượng du khách dự báo sẽ còn tiếp tục giảm mạnh.
Ngày 13/6, giới khoa học Anh đã công bố danh sách xếp hạng 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có nguy cơ cao lây lan dịch cúm A/H1N1, theo đó, Anh đứng đầu danh sách này, kế đó là Hà Lan, Đức, Italy và Hàn Quốc.
Ngày 12/6, phát biểu tại một hội nghị ở Tokyo (Nhật Bản), Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda khẳng định đại dịch cúm A (H1N1) chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế châu Á, hiện mới chỉ có tác động nhất định đến ngành du lịch.
Trong bối cảnh bạo lực leo thang ở miền Nam Thái Lan, một nhà thờ Hồi giáo ở tỉnh Narathiwat đã bị tấn công ngày 8/6, làm 11 người thiệt mạng và 12 người bị thương.
Căng thẳng giữa các thổ dân vùng Amazon của Peru với cảnh sát nước này đã leo thang nghiêm trọng khi ngày 5/6, đụng độ đã xảy ra làm ít nhất 33 người thiệt mạng và 100 người khác bị thương.
Quân đội Philippines ngày 5/6 đã mở một chiến dịch quân sự quy mô lớn vào các căn cứ của lực lượng li khai Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) tại tỉnh Maguindanao trên đảo Mindanao, miền Nam nước này.
Số người tử vong và nhiễm virus cúm A/H1N1 trên thế giới vẫn tăng từng ngày. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối ngày 3/6, thế giới đã ghi nhận 19.273 trường hợp nhiễm virus chết người này tại 66 nước và vùng lãnh thổ trên cả 5 châu lục, trong đó 121 người đã tử vong.
Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ Việt Nam 4.000 bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân và 100 thùng bột sinh phân hủy, đủ để pha chế hơn 20.000 lít chất khử khuẩn nhằm giúp ứng phó nhanh chóng với nguy cơ xảy ra các đợt bùng phát cúm gia cầm hoặc cúm A/H1N1.
Với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu chặt chẽ hơn để ứng phó khủng hoảng kinh tế-tài chính và những thách thức toàn cầu khác’’, chiều 26/5, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á-Âu (ASEM) lần thứ 9 đã kết thúc sau hai ngày làm việc.
Các trường hợp tử vong do bệnh tay-chân-miệng (HFMD) tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc và đến nay đã xác nhận được 124 ca tử vong do HFMD, trong số hơn 350.000 ca bị nhiễm bệnh, trong đó phần lớn là trẻ em.