Nhận lời mời tham quan Ấn Độ của Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa và Du lịch Tâm linh, Á hậu Thủy Tiên đã có cơ hội khám phá nhiều địa điểm du lịch đặc biệt và ấn tượng tại đất nước tỷ dân này.
Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam nhận định Việt Nam tiếp tục là một trong những thành viên tích cực nhất của UNESCO, luôn sẵn sàng đảm nhận các trách nhiệm trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.
Đại sứ Nicolas Warnery cho biết trong suốt năm 2023, chúng tôi cũng dự kiến có nhiều hoạt động khác nhau để thể hiện sự phong phú, đa dạng trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Dự án mở ra một giai đoạn mới trong hợp tác vốn rất ý nghĩa giữa Pháp và Việt Nam, thể hiện mong muốn của cả hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực di sản.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng hoan nghênh hợp tác kết nghĩa giữa Nice với thành phố Cần Thơ về y tế và giáo dục, giữa Đại học Sofia Antipolis và Đại học Đà Nẵng và khuyến khích các bên tiếp tục hợp tác.
150 tài liệu, hiện vật, hình ảnh với 3 chủ đề: Người con ưu tú của Hà Nội, danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, nhớ về Đại tướng, trưng bày ở Hoàng thành Thăng Long giới thiệu về Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Thời gian qua, đồng bào dân tộc Thái đã duy trì phát triển điệu xòe trong các lễ hội truyền thống, cưới hỏi, từ đó, tạo sức hút trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.
Chào đón Xuân mới Nhâm Dần, sáng 22/1/2022 (ngày 20 tháng chạp Âm lịch), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội làm lễ thả cá chép và dựng cây nêu ngày Tết tại Hoàng thành Thăng Long.
Nghi lễ phất thức, phong ấn, tiến lịch, lễ cúng ông Công ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu là các nghi thức được nhiều đời vua tại Hoàng thành Thăng Long thực hiện mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Điểm nhấn độc đáo của chương trình là trưng bày diễn giải tư liệu và hình ảnh về quy trình làm lịch cũng như ban hành lịch của triều đình nhà Lê, đặc biệt phỏng dựng bìa sách ngự lịch tiến vua.
Sáng 15/1, tại Hoàng Thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức nghi lễ tiến Ngự lịch, nghi lễ từ thời nhà Lê, ban lịch cho bách quan, muôn dân.
Năm 2021, Việt Nam có nhiều danh hiệu, di sản được UNESCO vinh danh; việc nâng tầm đối ngoại đa phương tại UNESCO cũng là một thành công rất đáng ghi nhận.
Tốc độ phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, nhất là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã tạo ra sức ép không nhỏ đến bảo tồn di tích.
Hiện tại, Hà Nội có 76 nghệ nhân với 7 Nghệ nhân Nhân dân và 69 Nghệ nhân Ưu tú thuộc các loại hình: nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian.
Là nơi hội tụ đặc trưng chung của văn hóa dân tộc, vùng đất phương Nam với điều kiện đặc thù về khí hậu, địa lý gắn với đời sống lao động của cộng đồng dân cư, hình thành nhiều nét văn hóa đặc sắc.
Tại Hà Nội, hiện các bảo tàng, di tích, các làng cổ và nhiều điểm đến khác đã triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá, quản lý du lịch trong bối cảnh dịch.
Du khách Việt tiết lộ COVID-19 đã thúc đẩy họ muốn đi du lịch theo cách bền vững hơn trong tương lai. Đại dịch đã khiến họ thay đổi quan điểm để hướng tới lối sống tích cực hơn...
Qua 100 bức ảnh tư liệu, triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” ôn lại sự kiện trọng đại của dân tộc, giới thiệu những khoảnh khắc mừng chiến thắng của người dân Thủ đô, người dân Sài Gòn.
Các cuộc khai quật tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã cung cấp thêm nhiều tư liệu quý về Hoàng thành Thăng Long nói chung và Chính điện Kính Thiên nói riêng.