Ông Tẩn Kim Phu là người đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Dao ở Sìn Hồ, cụ thể là tiếng nói, chữ viết; và là nghệ nhân ưu tú cuối cùng còn đọc, hiểu được sách cổ của người Dao.
Với việc sưu tầm các loại nhạc cụ, vật dụng của đồng bào Ca Dong, anh Đinh Văn Siêng ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng khu trưng bày hiện vật truyền thống để bảo tồn văn hóa dân tộc mình.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, văn hóa Huế là một trong những đỉnh cao của văn hóa truyền thống, nơi duy nhất còn lưu giữ hệ thống văn hóa cung đình Việt Nam.
Chương trình Liên hoan ca múa nhạc của Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội diễn ra đặc sắc, phong phú, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc với 26 tiết mục đến từ 26 câu lạc bộ trực thuộc.
Tết cơm mới của người Mường ở Phú Thọ diễn ra vào ngày 10/10 âm lịch hằng năm, có ý nghĩa kết thúc thu hoạch vụ mùa, tạ ơn trời đất tổ tiên, tạ ơn người khai phá, lập làng, xin phép ăn cơm gạo mới.
Đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang sở hữu một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú; hiện toàn xã Kim Phú (thành phố Tuyên Quang) có 5 câu lạc bộ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan.
Múa rom vong thể hiện khát vọng vươn tới các giá trị chân- thiện-mỹ, gắn với các lễ hội cổ truyền của dân tộc Khmer được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019.
Các nghệ nhân đã nghiên cứu kết hợp các dải họa tiết, hoa văn thổ cẩm với những chất liệu vải thông thường để cho ra đời các mẫu trang phục vừa truyền thống vừa hiện đại, có thể mặc hàng ngày.
Mục tiêu đến 2030, tất cả lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu được phục dựng, lưu giữ thông qua tư liệu, hình ảnh, phim; phục hồi và phát triển nghề dệt thổ cẩm.
Am hiểu, thông thạo nhiều loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc Jơ Lâng, bà Y Trieng, 55 tuổi, thường xuyên hướng dẫn thế hệ trẻ đánh cồng chiêng, múa xoang, hát dân ca, góp phần bảo tồn văn hóa.
Hà Giang - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc là địa bàn cư trú chú yếu của dân tộc Cờ Lao. Dù dân số ít chỉ khoảng trên 4.000 người, nhưng người Cờ Lao lại có vốn văn hóa vô cùng đặc sắc.
Đến với điểm du lịch cộng đồng tại Đồng Tâm (Thái Nguyên), du khách được hòa mình vào lễ hội Cầu mùa, hát Sấng Cọ, múa Tắc Xình... cũng như cách pha trà, thưởng trà đậm bản sắc của người Sán Chay.
Rối nước Đồng Ngư là một trong 14 phường rối nước còn hoạt động, mỗi phường rối có nét đặc trưng riêng không chỉ ở mỗi tích trò mà còn là lối thể hiện.
Trang phục truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Dao Đỏ ở Yên Bái, gồm có khăn đội đầu, khăn quàng cổ, yếm, áo, quần và thắt lưng.
Trong dòng chảy của đời sống hiện đại, bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc vùng biên ít nhiều bị mai một, vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên là vấn đề cấp thiết.
Cùng với ẩm thực, trang phục truyền thống hay những điệu khắp làm xao xuyến lòng người, lễ hội Kin Pang là nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống của người Thái đen ở Lai Châu.
Đến với Đền thờ Vua Lê Lợi những ngày đầu Xuân, du khách không chỉ tìm hiểu về vị anh hùng dân tộc mà còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khám phá văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Dù đã bước qua tuổi tri mệnh chi niên nhưng cặp vợ chồng ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài với công tác gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc Bahnar.