Trong cuộc bầu cử năm nay, dự kiến có thể một nửa số trong trong tổng số hơn 17 triệu cử tri Australia sẽ đi bỏ phiếu trước ngày bầu cử chính thức vào hôm 21/5 tới.
Bài chia sẻ của Tổng thống Trump trên Twitter và Facebook liên quan đến phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ về việc kéo dài bỏ phiếu qua bưu điện tại Pennsylvania đã bị dán nhãn "gây hiểu lầm."
Bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
Một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa án phúc thẩm khu vực 5 bác bỏ phán quyết sơ bộ của tòa án cấp dưới yêu cầu chính quyền bang Texas mở rộng quyền bỏ phiếu qua bưu điện cho các cử tri đủ tư cách.
Ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Trump đã kiện 3 hạt gồm Woodbury, Linn và Johnson của Iowa về việc mở rộng quyền bỏ phiếu qua bưu điện và bỏ phiếu vắng mặt.
Các quan chức phụ trách chiến dịch tái vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đệ đơn kiện tiểu bang Nevada về một đạo luật nhằm mở rộng việc bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Tổng thống Trump đã viết trên trang cá nhân của ông rằng việc bỏ phiếu qua đường bưu điện, nếu không được các tòa án điều chỉnh, sẽ dẫn đến kỳ bầu cử "thiếu minh bạch nhất trong lịch sử nước Mỹ."
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/5 đã ký ban hành luật sửa đổi cho phép cử tri nước này bỏ phiếu qua bưu điện. Văn kiện được đăng tải trên công báo.
Cuộc thăm dò được thực hiện bởi Đại học Suffolk và USA Today cho thấy 65% số người được hỏi tán thành việc bỏ phiếu qua bưu điện, trong khi chỉ 32% cho biết họ phản đối ý tưởng này.
Động thái trên được đưa ra sau khi nhiều nghị sỹ Dân chủ đã kêu gọi thay đổi quy định để Quốc hội có thể hoạt động trực tuyến, không cần các nghị sỹ phải có mặt ở nghị trường.
Kế hoạch của Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren kêu gọi các tiểu bang đảm bảo cho việc mọi cử tri Mỹ có thể bỏ phiếu qua bưu điện, trong đó có việc gửi cho mỗi cử tri 1 lá phiếu với bưu chính trả trước.