Đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Bình đã gieo trồng được 4.000ha ngô, rau màu; các địa phương đã cơ bản hoàn thành khâu làm đất và gieo được gần 5.400ha lúa Đông Xuân.
Ngày 5/1, tuyến kênh 4.300 tỷ đồng Bắc sông Chu-Nam sông Mã, đoạn chảy qua huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, bị đứt gãy được sửa chữa và khắc phục xong để cấp nước cho 31.000ha đất nông nghiệp ở 6 huyện.
Ủy ban Nhân dân xã Hiếu, huyện Kon PLông, tỉnh Kon Tum đề nghị đối với diện tích đất lúa bị vùi lấp, chủ đầu tư thủy điện Đăk Re cần khắc phục, trả lại hiện trạng đất ban đầu cho nhân dân canh tác.
Việc vận dụng linh hoạt phương châm “4 tại chỗ” phù hợp đặc điểm của các hộ dân cư địa phương, đồng thời phát huy vài trò lực lượng xung kích cơ sở là hết sức cần thiết trong phòng, chống thiên tai.
Sự hỗ trợ một phần kinh phí, nguồn giống từ chính quyền và các nguồn ủng hộ khác đã tạo động lực cho bà con nông dân phấn đấu phủ kín diện tích rau màu vụ Đông và đẩy nhanh tiến độ gieo trồng.
Một trận sạt lở núi nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn, uy hiếp gần chục hộ dân với 36 nhân khẩu tại khu tái định cư thủy điện Đắkđrinh Anh Nhoi 2, thôn Mang Hin, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Để khôi phục lại sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống của người dân sau bão lũ, các tỉnh miền Trung cần dồn tổng lực triển khai các giải pháp đồng bộ, căn cơ mang tính bền vững dài lâu.
Đã gần một tháng sau trận lũ lịch sử nhưng công trình cung cấp nước sạch cho 1.400 hộ dân xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vẫn chỉ hoạt động cầm chừng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng công việc quan trọng nhất hiện nay là phải chú trọng việc tái thiết các cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi kết hợp với các lực lượng để khơi thông kênh mương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đề nghị lực lượng cứu hộ tiếp tục nỗ lực thi công, tìm kiếm; đảm bảo công tác hậu cần thiết yếu, có phương án an toàn, đường rút quân cho lực lượng thi công.
Trước cơn bão số 13, việc nắn suối Rào Trăng đã thực hiện được 1/3 khối lượng công việc, tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, làm bồi lấp trở lại những đoạn đã thi công mở dòng chảy mới ở bên cạnh suối.
Mưa lũ đã khiến hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông bị thiệt hại nặng nề, đến nay, nhiều trường học vẫn chưa thể tổ chức dạy và học do bị mưa lũ tàn phá tan hoang.
Tỉnh Bình Định đã yêu cầu các thành phố, huyện, thị xã rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở để di dời dân đến nơi an toàn, tập kết lương thực, thực phẩm, nước uống để người dân đủ dùng trong nhiều ngày.
Hiện nay, giai đoạn 3 của quá trình tìm kiếm là thực hiện phương án nắn suối Rào Trăng tại khu vực xảy ra sạt lở để tìm kiếm các nạn nhân bên dưới lòng suối.
Theo thống kê của huyện Hoài Ân, mưa do áp thấp sau bão số 10 đã làm 1.074 nhà bị ngập, trên 50ha hoa màu các loại bị hư hại, 150ha keo bị ngã đổ, 16 đập dâng bị bồi lấp hoàn toàn.
Để ứng phó với bão số 10 và mưa lớn, huyện Sơn Tây tiến hành di dời, sơ tán 870 hộ dân với hơn 3.400 nhân khẩu. Đến thời điểm hiện tại, nhiệm vụ này gần như đã hoàn thành.
Căn cứ vào tình hình thời tiết, lực lượng cứu hộ sẽ đào một con kênh nhỏ ngay bên cạnh suối Rào Trăng nhằm nắn dòng chảy để thực hiện phương án tìm kiếm các nạn nhân bên dưới lòng suối.
Tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận được tổng số tiền 40 tỷ đồng cùng với nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu khác để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa bão, tái sản xuất, ổn định cuộc sống...
Cách ứng phó một cách lâu dài, bền vững với các loại hình thiên tai ở miền Trung nói riêng và trên cả nước nói chung là đưa ra các kịch bản biến đổi khí hậu một cách chính xác, càng chi tiết càng tốt.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng đợt bão lũ vừa qua tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.