Ngày 15/7, Iran hối thúc các quốc gia EU tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đưa ra những quyết định "thiết thực, hiệu quả và có trách nhiệm" nhằm cứu vãn thỏa thuận mang tính bước ngoặt này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Abbas Mousavi, cho biết Iran kêu gọi Anh ngay lập tức thả tàu chở dầu của nước này bị Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh bắt giữ hồi tuần trước.
IAEA đã thông báo với các quốc gia thành viên rằng Iran đang làm giàu urani tới độ tinh khiết 4,5%, cao hơn giới hạn 3,67% mà Tehran đã nhất trí với Nhóm P5+1 trong thỏa thuận JCPOA.
Iran hoan nghênh các nỗ lực của Pháp nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với Nhóm P5+1 hồi năm 2015, với tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi ngày 8/7 cho rằng Tehran vẫn để ngỏ cánh cửa ngoại giao để cứu vãn Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng chính hành động "bắt nạt đơn phương" của Mỹ là nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran leo thang.
Ngày 5/7, Iran đã yêu cầu Anh ngay lập tức thả tàu chở dầu của nước này bị bắt giữ ở vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh, cho rằng London đã hành động theo yêu cầu của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Iran cho biết nước này đã triệu Đại sứ Anh tại Tehran liên quan tới việc "bắt giữ trái phép" một tàu chở dầu của Iran tại vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh.
Iran đưa ra tuyên bố trong bối cảnh các nhà ngoại giao Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Iran thảo luận các biện pháp nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.
Iran cho rằng việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Đại giáo chủ Ali Khamenei cùng các quan chức cấp cao khác của nước này đã đóng vĩnh viễn cánh cửa ngoại giao giữa hai nước
Đại sứ Iran tại Nhật Bản, ông Morteza Rahmani Movahed, cáo buộc Mỹ đứng sau các vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu gần Eo biển Hormuz ngày 13/6 và "lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đó."
Trong khi quan chức Anh cho biết đã có cuộc đối thoại "cởi mở, thẳng thắn và mang tính xây dựng" với Iran thì Tehran lại bày tỏ thất vọng sau cuộc gặp với đại diện Bộ Ngoại giao Anh Murrison.
Cựu Tư lệnh tối cao NATO Stavridis cho rằng, căng thẳng Mỹ-Iran đã tăng lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ qua, xung đột quân sự giữa hai nước có khả năng xảy ra trừ khi hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
Bộ Ngoại giao Iran đã chỉ trích Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vì đã cho phép chiếc máy bay không người lái của Mỹ cất cánh từ lãnh thổ nước này trước khi bị Iran bắn hạ.
Tổ chức hàng không dân dụng Iran ra tuyên bố khẳng định về độ an toàn tuyệt đối của không phận đối với mọi máy bay của các hãng hàng không bay trên vùng trời nước này.
Mỹ sẽ báo cáo tóm tắt cho Hội đồng Bảo an về diễn biến mới nhất liên quan tới Iran và trình bày nhiều thông tin hơn về các cuộc điều tra liên quan tới một số vụ tấn công tàu chở dầu mới đây.