CDC Campuchia cho biết số thuốc Tamiflu WHO cung cấp sẽ được sử dụng để ứng phó với bệnh cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng, cũng như phòng ngừa khả năng dịch bệnh bùng phát tại các tỉnh khác.
Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan đã đánh giá cao việc quốc gia Đông Nam Á này phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát cúm gia cầm H5N1 và cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus ở mức thấp.
Đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế Campuchia đã phát hiện thêm 12 người nhiễm cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng, trong đó, 4 trường hợp đã bắt đầu biểu hiện triệu chứng.
Giám đốc Chương trình Phòng chống Sốt xuất huyết Quốc gia (NDCP) của Bộ Y tế Campuchia Leang Rithea cảnh báo tình hình sốt xuất huyết có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong năm nay.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng chia sẻ kiến thức giữa ba nước trong bối cảnh ngày càng phát sinh nhiều vấn đề xuyên quốc gia về sức khỏe sau đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen xác nhận sự tái xuất hiện của các ca mắc COVID-19, đồng thời kêu gọi người dân cẩn trọng, tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế và khẩn trương đi tiêm vaccine.
Thủ tướng Hun Sen kêu gọi người dân Campuchia đi tiêm mũi 3 để củng cố miễn dịch cộng đồng và đảm bảo tiến trình hướng đến mở cửa hoàn toàn đất nước không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Các chuyên gia y tế Campuchia lo ngại tình trạng số ca nhiễm biến thể Omicron tiếp tục tăng do người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp y tế sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phục hồi.
Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân hợp tác để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, đồng thời cảnh báo tâm lý chủ quan trước biến thể này sẽ làm lây nhiễm bùng phát.
Ca dương tính với biến thể Omicron trong cộng đồng đầu tiên được phát hiện tại Campuchia có lịch trình di chuyển phức tạp tại thủ đô và nhiều tỉnh như Siem Reap, Kompong Thom và Kampot.
Cùng với vaccine Sputnik V, Bộ Y tế Campuchia cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp 4 loại vaccine khác do Nga sản xuất là CoviVac, Sputnik-Light, IMB SRC Vector và EpiVacCorona.
Campuchia đang đối mặt với khả năng số ca mắc mới COVID-19 tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ Pchum Ben kết thúc ngày 7/10 khi hàng trăm nghìn người đổ về các khu du lịch trong 3 ngày nghỉ lễ chính thức.
Dù số liệu thống kê ca mới mỗi ngày ở Campuchia tiếp tục ở dưới mức 500 ca, song hàng trăm ca nhiễm biến thể Delta mới được phát hiện đang trở thành mối đe dọa lớn.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 từ ngày 10/2-23/8, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 9.851.896 người dân Campuchia và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nước này.
Bộ trưởng Y tế Campuchia cho biết các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta phải điều trị tại bệnh viện trong ít nhất 21 ngày và sau khi được xuất viện, họ phải tự cách ly tại nhà thêm 14 ngày nữa.
Chỉ trong 4 ngày từ ngày 31/7-3/8, Campuchia đã phát hiện 260 ca nhiễm biến thể Delta là lao động di cư trở về từ Thái Lan, hành khách đi máy bay, nhân viên y tế và cả người dân.
Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh việc qua lại biên giới với các nước như Việt Nam, Thái Lan và Lào cũng nên dừng lại nếu không cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Giám đốc Sở Y tế Phnom Penh Ngy Meng Heng thông báo số ca mắc mới COVID-19 tại thủ đô hiện giảm mạnh xuống khoảng 100-200 ca/ngày, so với 400-500 ca/ngày tháng trước.
Thông qua Đại sứ Vũ Quang Minh, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bun Heng cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã luôn đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân Campuchia.