Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết về những thành tựu của đối ngoại Việt Nam trong năm 2020 cũng như phương hướng của đối ngoại Việt Nam trong năm 2021.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã trao đổi về nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu; cùng đề ra Tầm nhìn chung về hòa bình, thịnh vượng và người dân.
Thủ tướng Narendra Modi chúc mừng Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, khẳng định Việt Nam đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
Quan chức Philippines bày tỏ cam kết kiên định của Philippines trong việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bí thư thường trực Chee Wee Kiong và Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhất trí hoàn tất các cuộc thảo luận về dàn xếp “làn xanh” và khôi phục các chuyến bay khứ hồi thương mại thường xuyên giữa hai nước.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 14 đã thông qua và ký Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về Hợp tác quốc phòng vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị EU với kinh nghiệm liên kết khu vực được ghi nhận, tích cực hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển.
Tại các Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và Cấp cao Đông Á lần thứ 15, đại diện nhiều nước đã khẳng định sự cần thiết duy trì hòa bình bền vững, ổn định lâu dài trên vùng biển quan trọng của khu vực này.
Có ý kiến cho rằng, ASEAN cần tối ưu hóa nguyên tắc đồng thuận, thúc đẩy các cơ chế tiểu đa phương giữa các nước Đông Nam Á chủ chốt, chung chí hướng để hợp tác khu vực hiệu quả hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng tuy khó tìm được mối liên hệ giữa COVID-19 và diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, song COVID-19 làm cho quan hệ giữa các nước lớn xấu đi, nhất là quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức liên quan đến hòa bình và an ninh, các tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu vạch ra một kế hoạch nhằm phát triển khu vực.
Bên lề Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ ý kiến về các vấn đề Biển Đông và những nỗ lực của các bên nhằm đảm bảo cho một khu vực hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải, hàng không…
Sáng 16/11, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề “Duy trì hòa bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” đã được khai mạc tại Hà Nội.
Sau hơn 5 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN tiếp tục khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết, năng lực tự cường và khả năng thích ứng linh hoạt với các thách thức.
Thủ tướng nhấn mạnh, trên tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau,” các nước thành viên ASEAN đã nhất trí sẽ nỗ lực hơn nữa, thu hẹp khoảng cách phát triển, đưa hợp tác khu vực lên tầm cao mới.
Tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN với các đối tác, lãnh đạo các bên đối tác đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ ủng hộ những sáng kiến, nỗ lực của ASEAN trong phòng, chống đại dịch COVID-19.
Các nước ASEAN đề nghị Liên hợp quốc hỗ trợ triển khai các sáng kiến ứng phó với COVID-19, nâng cao năng lực y tế dự phòng cho khu vực, nhất là vùng sâu, vùng xa và kém phát triển.
Để có thể đối phó tập thể hiệu quả, các nước dù lớn hay nhỏ đều phải hợp tác với nhau trong một môi trường chiến lược thuận lợi và thông qua một cấu trúc khu vực thúc đẩy hòa bình và ổn định.
Sau 15 năm, EAS là diễn đàn chiến lược hàng đầu khu vực, là nơi các Nhà Lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Australia: Đối tác mạnh mẽ vì sự phục hồi. Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hội nghị ra Tuyên bố Chủ tịch về kết quả hội nghị Cấp cao ASEAN-Australia thứ 17.