Cầu Văn Thánh có tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng; thời gian thực hiện 4 năm (từ năm 2022-2025), có tổng chiều dài 179m; chiều rộng cầu 19m; trong đó chiều rộng phần xe chạy 15m.
Việc khai thác cát không bền vững đang tác động không nhỏ đến hình thái của hai dòng sông chính ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu.
Chiều 5/12, khu vực bờ sông Cổ Chiên, thuộc địa bàn xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng làm 13 căn nhà, một xe cuốc đang thi công trên khu vực này bị rơi xuống sông.
5 năm trở lại đây, đã có hàng chục ha đất "bờ xôi, bãi mật" dọc 2 bờ sông Mã thuộc các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc) bị sạt lở, cuốn trôi hoa màu xuống dòng sông.
Có 5 hộ với 20 nhân khẩu bị sạt lở uy hiếp, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã kiến nghị cấp trên sớm quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây kè kiên cố để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.
Các hộ dân lo ngại nếu chính quyền không nhanh chóng có giải pháp chống sạt lở thì chỉ 1-2 đợt mưa bão nữa là toàn bộ đất sản xuất và đất thổ cư của các hộ dân sát bờ sông Côn sẽ bị "xóa sổ."
Tình trạng sạt lở sông Tiền ở khu vực xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp có phạm vi ảnh hưởng 1.500m, uy hiếp an toàn tính mạng và tài sản của 351 hộ dân, trong đó 40 hộ cần di dời khẩn cấp
Thành phố Hồ Chí Minh xác định có 32 vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm; trong đó thành phố Thủ Đức có 8 vị trí, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ cùng có 7 vị trí...
Những vết sạt lở ngày càng lan rộng, có đoạn ăn sâu vào bãi bồi khoảng 10m làm đất nông nghiệp bị sạt xuống sông, gây nguy hiểm cho người dân khi đang canh tác tại khu vực này.
Biến đổi khí hậu và khai thác cát trái phép được cho là nguyên nhân chính khiến bờ của các con sông ở tỉnh Quảng Trị bị sạt lở ngày càng trầm trọng nhưng nguồn lực của tỉnh còn khó khăn.
Với tình trạng sạt lở hiện nay, nhiều người dân thôn Phú Nghĩa cho rằng, nếu không được giải quyết triệt để thì khoảng một vài đợt mưa bão nữa, thôn phú Nghĩa sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Phó Thủ tướng lưu ý, bão số 6 sắp đến, mưa có khả năng lớn nên các đơn vị thi công cần phải chú ý an toàn cho người và thiết bị khi đang thi công tại công trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát khu vực sạt lở bờ sông, theo dõi thường xuyên diễn biến khu vực đã xảy ra sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
Sáng 17/10, thi thể ông Võ L, nạn nhân trong vụ sạt lở làm sập nhà tại bờ sông Thạch Hãn đã được tìm thấy, bàn giao cho gia đình chuẩn bị mai táng theo phong tục địa phương.
Chính quyền đã quyết định trước 16 giờ ngày 4/10, hoàn thành di dời khẩn cấp hộ dân có nguy cơ nguy hiểm nhất tại thôn Sảo Phong (xã Phong Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình).
Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền huyện Cẩm Xuyên nhanh chóng triển khai giải pháp, huy động lực lượng, vật tư giúp các địa phương kè lại điểm sạt lở.
Trước tình trạng hàng chục mét vuông đất bị sạt lở, cây trồng bị kéo trôi xuống sông, các hộ dân ở phường Bảo An, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đang ngày đêm thấp thỏm lo lắng.
Hai công trình gồm kè chống sạt lở khẩn cấp bờ phải Rạch Sung ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền và kè chống sạt lở khẩn cấp kênh Cái Sắn (phía bờ Bắc) ở xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Võ Thành Thống, Cần Thơ cần quản lý tốt tình trạng dân cư ven sông, xem xét bố trí phương án để di dời dân ở những khu vực nguy cơ sạt lở để giảm thiểu thiệt hại.