Theo nền tảng giám sát không khí toàn cầu IQAir, nồng độ bụi mịn PM 2.5 (hạt bụi nhỏ đến mức có thể vào máu) ngày 11/4 tại Chiang Mai cao hơn 30 lần so với hướng dẫn thường niên của WHO.
Hầu như cả đất nước Hàn Quốc chìm trong màu vàng của bụi và cát sau một trận bão cát từ sa mạc Gobi ở phía Bắc Trung Quốc và Mông Cổ, khiến chỉ số bụi mịn rơi xuống mức tồi tệ nhất trong năm.
Trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, Bộ Y tế Lào đã khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là thai phụ, trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp mãn tính.
Các chuyên gia dự báo khu vực phía Tây của Hàn Quốc sẽ chịu ảnh hưởng của bão cát và chỉ số chất lượng không khí PM10 tăng cao bắt đầu từ chiều 23/3 do lượng bụi vàng kết hợp với bụi mịn hiện có.
PCD cảnh báo tình trạng bụi mịn có thể trầm trọng hơn trong tuần tới tại Bangkok, đặc biệt từ ngày 15-18/3 khi gió mang theo bụi mịn từ các khu vực bên ngoài thổi vào thủ đô.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng, từ đầu tuần, nhà chức trách Bangkok của Thái Lan đã kêu gọi người dân khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để phòng bụi mịn.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan cho biết các máy lọc không khí được đặt ở 13 khu vực của thủ đô Bangkok, nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao trong vài ngày qua, mỗi máy lọc được 5m3 không khí mỗi giây.
Do chất lượng không khí ngày càng kém, chính quyền Delhi (Ấn Độ) đã quyết định áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với các phương tiện chạy bằng xăng BS-III và động cơ diesel BS-IV ở thủ đô từ ngày 10-13/1.
Chất lượng không khí tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên ở mức nguy hiểm, người khỏe mạnh cũng nên ở trong nhà, đóng các cửa ra vào và cửa sổ, nếu buộc phải ra ngoài cần đeo khẩu trang đạt chuẩn.
những ngày gần đây, Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) tại thủ đô với 20 triệu dân đã vượt mức 350 trên thang đo 500, mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nếu Việt Nam không sớm đưa ra các giải pháp quyết liệt để cải thiện, ô nhiễm sẽ để lại hệ lụy lâu dài về sức khỏe với thế hệ tương lai như giảm tuổi thọ; gánh nặng về y tế sẽ gia tăng.
Ngày 29/11, khói mù dày đặc đã bao trùm thủ đô New Delhi của Ấn Độ khi ô nhiễm không khí ngày càng tồi tệ vào mùa Đông, với nồng độ bụi mịn trong không khí cao gấp 3 lần so với giới hạn cho phép.
Theo kết quả điều tra dân số của hơn 7 triệu người Canada từ năm 1981 đến năm 2016, mặc dù có không khí tương đối trong lành, song mỗi năm, gần 8.000 người Canada vẫn tử vong sớm do ô nhiễm không khí.
Việc đeo khẩu trang, hiện được yêu cầu đeo trong nhà và một phần ở ngoài trời, trở thành biện pháp hạn chế cuối cùng còn sót lại đối với đời sống xã hội sau gần 2 năm Hàn Quốc áp đặt giãn cách xã hội.
Theo EEA, Estonia là nước EU duy nhất có mức PM2.5 trong đô thị không vượt ngưỡng khuyến cáo, trong khi Italy và các nước Đông Âu ô nhiễm ở mức cao nhất.
Lúc 8 giờ ngày 15/1, Hà Nội và các vùng lân cận bị bao phủ bởi lớp sương mù dày tạo thành những hạt mưa nhỏ li ti, gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp khiến ô nhiễm bụi mịn ở mức cao.
Theo nhà nghiên cứu tại Đại học George Washington của Mỹ, phần lớn dân số thành thị trên thế giới sống trong những khu vực có nồng độ bụi mịn gây hại cho sức khỏe.
Một chất gây ô nhiễm khác trong không khí cũng có sức tàn phá khủng khiếp đối với sức khỏe, đó là các hạt mịn PM2.5 có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micron.
Nhờ nỗ lực chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên và trồng thêm cây xanh, trong năm 2021, người dân Bắc Kinh đã được hưởng bầu không khí trong lành nhiều hơn gần 4 tháng so với năm 2013.