Quân đội Nga khẳng định các lực lượng nước này được phép hoạt động ở Syria theo luật pháp quốc tế, trong khi sự hiện diện của Mỹ tại đây là hoàn toàn bất hợp pháp.
Hơn 100 binh sỹ Mỹ từ Guam và Nhật Bản đã tới Thái Lan hôm 3/8 để tham gia các cuộc tập trận chung dưới sự đảm bảo y tế từ Chính phủ Thái Lan trước dịch COVID-19.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức nêu rõ Berlin hoan nghênh các binh sỹ Mỹ đồn trú tại nước này. Theo ông, việc rút 11.900 binh sỹ khỏi Đức là "rất đáng tiếc và là tính toán sai lầm."
Cách thức tiến hành và việc có hay không cuộc tập trận mùa Hè năm nay giữa hai nước này là tâm điểm chú ý bởi cuộc tập trận chung mùa Xuân Hàn-Mỹ đã bị hoãn vô thời hạn do đại dịch COVID-19.
Ông Stephen Biegun ủng hộ sự hiện diện quân sự “đáng kể” của Mỹ ở Hàn Quốc nếu Washington và Seoul có thể thống nhất được về các vấn đề chia sẻ ngân sách quân sự và tương lai của liên minh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhấn mạnh Mỹ sẽ xem xét điều chỉnh binh lính tại mỗi bộ tư lệnh trong từng hoàn cảnh nhằm đảm bảo tối ưu hóa lực lượng quân sự của nước này.
Theo Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy, một số đơn vị quân đội Mỹ sẽ từ Ba Lan tới Litva trong một vài tháng tới và hoạt động này sẽ tiếp tục vào năm 2022.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết lực lượng của Mỹ tại Afghanistan hiện duy trì ở mức khoảng 8.500 và sau khi rút quân, Mỹ đã bàn giao lại 5 căn cứ quân sự cho phía Afghanistan.
Sau hai vụ tấn công bằng rocket nhằm vào các cơ sở quân sự và ngoại giao của Mỹ tại nước này vào cuối tuần qua, đêm 5/7, một quả rocket đã rơi gần sân bay quốc tế Baghdad nhưng không phát nổ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận đề xuất của Bộ Quốc phòng về việc cắt giảm 9.500 binh sỹ hiện đồn trú ở Đức và một phần trong số này sẽ được tái bố trí sang Ba Lan.
Đề xuất này đã được chấp thuận không chỉ phù hợp với chỉ đạo của Tổng thống mà còn củng cố NATO, làm yên lòng các đồng minh, cải thiện tính linh hoạt chiến lược của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak cho biết Ba Lan đã chuẩn bị để binh lính Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện trên lãnh thổ quốc gia châu Âu.
Tổng thư ký NATO và Bộ trưởng Quốc phòng Đức đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì số binh sỹ Mỹ đồn trú tại Đức nhằm đảm bảo an ninh cho cả Mỹ và châu Âu.
Mặc dù kế hoạch này vẫn chưa được xác nhận chính thức, song có 22 nghị sỹ của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện gửi thư tới Tổng thống Trump cảnh báo không nên rút quân Mỹ khỏi Đức.
Ngoại trưởng Đức Maas cho biết: "Chúng tôi cho rằng sự hiện diện của Mỹ ở Đức có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Đức mà còn cả đối với an ninh của Mỹ và đặc biệt là an ninh của châu Âu."
Sau khi Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch cắt giảm binh sỹ, Đại sứ Đức tại Washington nói rằng binh sỹ Mỹ ở châu Âu để bảo vệ an ninh xuyên Đại Tây Dương và triển khai sức mạnh của Mỹ vươn xa hơn.
Phát biểu trước báo giới tại Washington, Tổng thống Donald Trump nêu rõ Mỹ sẽ rút binh sỹ khỏi Đức cho đến khi Berlin chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.
Đây là tuyên bố của Tổng thống Donald Trump đưa ra ngày 13/6 trong bối cảnh ông đang đối mặt với làn sóng chỉ trích vì các kế hoạch rút hàng nghìn quân Mỹ khỏi Đức.
Ngày 11/6, Tổng thống Trump đã cho phép thực hiện các biện pháp trừng phạt mọi cá nhân từ ICC tham gia điều tra hoặc truy tố binh lính Mỹ mà không được sự đồng thuận của Washington.