Các chuyên gia môi trường cho biết nồng độ oxy thấp, kết hợp với sự thay đổi bất ngờ nhiệt độ ở sông Darling là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại đây.
Hàng triệu xác cá chết phân hủy kín đặc trên sông Darling, thị trấn Menindee thuộc bang New South Wales gây ô nhiễm môi trường và khiến nguồn cung cấp nước ở khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện tượng cá chết hàng loạt dọc sông Oder chảy qua Ba Lan-Đức nhận một giải thưởng không ai mong muốn, mang tên "Khủng long của năm" 2022, do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học trao.
Kết quả quan trắc môi trường tại nhiều vị trí của Hồ Tây cho thấy nồng độ oxy hòa tan của 7/7 mẫu đều nằm trên ngưỡng giới hạn tối thiểu cho phép (≥ 4 mg/l); thông số oxy hòa tan thay đổi liên tục.
Chiều 5/10, phía Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội xác nhận, có hiện tượng cá chết nổi trên mặt hồ Tây. Mỗi ngày, đơn vị thu gom từ 50-70kg cá chết, chủ yếu là cá trôi, cá mè.
Theo San Francisco Baykeeper, sự phát triển của loài tảo có tên Heterosigma akashiwo là nguyên nhân khiến nước biển chuyển màu nâu đục và dẫn tới hiện tượng cá chết.
Người dân sống quanh khu vực hồ Nước Chè cho biết tình trạng cá chết kéo dài từ tháng 4/2022 đến nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm đã ảnh hưởng rất lớn cuộc sống người dân trong vùng phụ cận.
Theo phản ánh của một số người dân, từ khoảng một tuần trở lại đây có hiện tượng cá chết rải rác tại khu vực hồ Bộc Nguyên - hồ cấp nước sinh hoạt cho thành phố Hà Tĩnh.
Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Ba Lan cho biết dù cho đến nay không phát hiện chất độc hại nào gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Oder song không loại trừ một kịch bản như vậy.
Theo Cơ quan môi trường bang Brandenburg của Đức, phân tích mẫu nước lấy từ sông Oder cho thấy bằng chứng về "các chất hóa học tổng hợp, rất có thể cũng gây độc hại với động vật có xương sống."
Cơn bão số 2 làm xáo trộn tầng đáy cộng thêm trầm tích hữu cơ tích tụ do chất thải nuôi trồng nên các loại khí độc ở tầng đáy thoát ra, tảo độc phát triển làm tôm cá chết đột ngột do thiếu oxy.
Quan sát và ghi lại cách thức cá thối rữa có thể không phải là ý tưởng làm khoa học của hầu hết mọi người. Nhưng đối với các nhà cổ sinh vật học, việc hiểu quá trình phân hủy là rất quan trọng.
Theo Công ty Môi trường Bình Định, nguyên nhân cá chết là do nước trong hồ cạn, nhiều bùn và rong tảo lại gặp mưa khiến lượng oxy thay đổi, dẫn đến cá bị sốc nhiệt, không phải do ô nhiễm nguồn nước.
Để xác định nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng cá chết tại hồ Khe Lang, UBND xã Thường Nga có báo cáo gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc cùng các cơ quan chức sớm vào cuộc.
Từ ngày 22-26/6, trung bình mỗi ngày nhân viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội thu gom khoảng 200-350kg cá chết tại hồ Yên Sở (Hoàng Mai).
Sau khi phân tích môi trường nước ở sông Châu Đốc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang xác định có 6/17 thông số quan trắc chưa đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Theo thống kê ban đầu, tỷ lệ cá chết của 32 hộ nuôi cá lồng bè trên sông Vĩnh Nguơn là khoảng 30-40 tấn, gồm các loại cá như lăng nha, he, mè vinh, basa và điêu hồng.
Tại đoạn kênh thoát nước thành phố Quảng Ngãi đổ ra sông Bàu Giang và cơ sở chế biến tinh bột mỳ (thuộc doanh nghiệp tư nhân sản xuất Ngọc Hà) có rất nhiều bã thải, bốc mùi hôi nồng nặc.
Trong những ngày gần đây, người dân địa phương phát hiện các loại cá rô phi, diếc, chép… chết nổi trên kênh Ba La, thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, bốc mùi hôi thối.