Với tư cách là thành viên của IAEA, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy áp dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, không phổ biến vũ khí hạt nhân, đảm bảo an toàn và an ninh hạt nhân.
Chuyến thăm Iran của Tổng giám đốc IAEA là một phần trong chính sách “ngoại giao tích cực” giữa Iran và IAEA, và bày tỏ hy vọng nỗ lực này sẽ tạo điều kiện để giải quyết những bất đồng về kỹ thuật.
Chủ tịch Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran cho biết Iran đang tìm cách xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ hạt nhân; nước này hiện đang xuất khẩu dược chất phóng xạ và một số loại thiết bị hạt nhân.
Theo Giám đốc Rosatom tại Mỹ Latinh Dybov, các quốc gia Trung Mỹ và Caribe quan tâm đến các ứng dụng phi năng lượng của công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực y học hạt nhân, nông nghiệp và khoa học.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết các thủy thủ tàu ngầm của Australia làm việc với thủy thủ Anh hoặc Mỹ để có kinh nghiệm trên các tàu và tiếp cận công nghệ hạt nhân.
Ba nước châu Âu là Anh, Pháp và Đức đã kêu gọi Iran không đưa ra những yêu cầu phi thực tế trong các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã tham gia buổi thảo luận do Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm chủ trì với chủ đề “Chống phổ biến năng lượng hạt nhân và biến đổi khí hậu.”
Iran tái khẳng định chính sách chiến lược của Tehran là tìm cách sử dụng công nghệ hạt nhân vì các mục đích hòa bình trong khuôn khổ luật pháp và quy tắc quốc tế.
Việt Nam đề nghị IAEA tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và phát triển công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển bền vững, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Một số thành tựu đáng chú ý bao gồm ba loại dược phẩm sử dụng công nghệ phóng xạ để chuẩn đoán bệnh, công nghệ huyết tương lạnh và liệu pháp huyết tương để điều trị cho bệnh nhân ung thư...
Phát biểu tại lễ ký, Đại sứ Nguyễn Trung Kiên bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao việc IAEA đã tích cực hỗ trợ chuyển giao công nghệ, cung cấp trang thiết bị và đào tạo cho Việt Nam.
Iran khẳng định nước này sẽ không chịu khuất phục trước những áp lực buộc Tehran phải giảm sức mạnh quân sự, sự hiện diện trong khu vực và tiến bộ trong công nghệ hạt nhân.
Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc là sự kiện khoa học quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malasia vừa phát triển thành công giống lúa biến đổi gien IS-21 bằng công nghệ hạt nhân. Giống lúa được đặt theo tên của Thủ tướng nước này, ông Ismail Sabri Yaakob.
Sự đóng góp của Việt Nam cho Dự án ReNuAL 2 của IAEA thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, phát triển bền vững.
Tổng Giám đốc Grossi nhấn mạnh vai trò của IAEA trong hỗ trợ các nước thành viên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Bất chấp những tác động của dịch COVID-19, mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Áo thời gian qua luôn được củng cố và phát triển, thể hiện qua các hoạt động chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Đại sứ Lê Dũng, Đại diện thường trực Việt Nam tại IAEA nêu rõ các trang thiết bị và hướng dẫn do IAEA cung cấp đã hỗ trợ các cơ quan chuyên môn của Việt Nam trong việc đẩy lùi dịch COVID-19.
Việt Nam đề nghị các quốc gia trong quá trình phát triển TNPPs, cần nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp và thực tiễn quốc tế về bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân, bảo vệ môi trường biển.