Hà Nội đang tích cực khai thác, chuyển hóa các nguồn lực văn hóa thành sức mạnh, động lực phát triển Thủ đô nhưng đa phần sản phẩm sáng tạo của Hà Nội còn thiếu sự độc đáo, thiếu tính ứng dụng.
Việt Nam đã có 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa nhưng chính sách và pháp lý hiện nay vẫn chưa đầy đủ, chưa hỗ trợ tích cực cho những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp văn hóa thành công nếu huy động đúng mức các nguồn lực, vốn tri thức, công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, hấp dẫn.
Hiện tại, pháp luật về văn hóa chưa có quy định về việc xác định quyền sở hữu trí tuệ hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với những tác phẩm do robot hoặc AI tạo nên.
Năm nay, dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam là điều kiện thuận lợi để KOCCA đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, hướng tới mục tiêu quảng bá Hallyu tại Việt Nam.
Trong năm nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo nội dung của Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tăng cường hợp tác, khôi phục các sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường niên.
Theo các chuyên gia, giới trẻ vẫn đang xâm phạm bản quyền một cách ngây thơ và nhiều khi cũng là cố ý do chưa thấu hiểu những mất mát to lớn của nhà sản xuất nội dung khi họ bị xâm phạm bản quyền.
Những mô hình đầu tư kiểu mới cho văn hóa sẽ là 'chìa khóa' để mở ra những cơ hội phát triển của nền công nghiệp sáng tạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là "chất liệu" cho công nghiệp văn hóa Việt Nam khởi sắc nhưng "mỏ vàng" ấy cần được đầu tư đúng cách thì mới khơi dậy hết tiềm năng.
Các chuyên gia cho rằng chỉ khi nền công nghiệp văn hóa Việt Nam được nhận diện đầy đủ trong bối cảnh toàn cầu thì chúng ta mới có những giải pháp phát triển phù hợp.
Khi mỗi người dân nhận thức được khái niệm và vai trò của công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thì Việt Nam mới có thể khẳng định được dấu ấn của mình trên bản đồ sáng tạo thế giới.
Phát triển công nghiệp văn hoá được kỳ vọng là sẽ đóng góp khoảng 8% GDP của Thủ đô vào năm 2030. Để có thể đạt mục tiêu này, Thành ủy Hà Nội sẽ phát triển một hệ sinh thái sáng tạo.
Hà Nội tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế như du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; thời trang; ẩm thực... phù hợp với thực tiễn.
Hà Nội đang tạo ra các cơ hội trao đổi, thúc đẩy, hình thành các cộng đồng sáng tạo, tìm kiếm các ý tưởng thiết kế để phát huy tốt hơn tiềm năng của Thủ đô trong xây dựng thành phố sáng tạo.
Những trải nghiệm cá nhân độc đáo của các nghệ sỹ trẻ, trong đó có những người chưa từng đặt chân đến Thủ đô thể hiện qua các tác phẩm tại triển lãm, sẽ đem đến cho công chúng những bất ngờ thú vị.
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam và xúc tiến một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại các quốc gia như Hàn Quốc, Pháp, Nga, Trung Quốc...
Văn hóa dân gian chính là nguồn tài nguyên dồi dào cho những người làm văn hóa nghệ thuật khai thác, phát huy tính sáng tạo, góp phần đưa văn hóa dân gian đến gần hơn với cuộc sống hiện đại.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đánh giá cao sự hỗ trợ của Hội đồng Anh trong việc phối hợp và hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong tháng 9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội.