IEA vừa cho biết, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đã tăng vọt trong năm 2022 do các quốc gia trong khu vực này tìm cách bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung từ Nga.
Kết quả thăm dò 49 nhà kinh tế và phân tích dự báo rằng giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình là 89,23 USD/thùng trong năm nay, giảm so với mức 90,49 USD/thùng tháng 1, nhưng vẫn cao hơn mức hiện nay.
Cơ quan Năng lượng quốc tế cho rằng biện pháp hiệu quả nhất mà các quốc gia có thể thực hiện để hạn chế lượng phát thải là ngừng tất cả các hoạt động đốt và thải khí metan không cần thiết.
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến các đơn đặt hàng sản phẩm ở Trung Quốc bị hoãn lại. Nhiều công ty giờ đây sẵn sàng trả chi phí cao hơn để sản xuất ở những nơi khác.
Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 15/2 tới theo hình thức trực tuyến. Nếu diễn ra, đây sẽ là hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng đầu tiên IEA triệu tập trong những năm gần đây.
Mức giá trần cho các sản phẩm dầu Nga phải được toàn bộ 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua, do đó, đại diện các nước sẽ nhóm họp vào ngày 3/2 để đạt được một thỏa thuận.
Trong báo cáo hằng tháng về thị trường dầu mỏ, OPEC vẫn dự báo nhu cầu dầu thô của thế giới sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, thấp hơn so với ước tăng 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu, IEA cho hay khối lượng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga giảm 330.000 thùng/ngày xuống còn 500.000 thùng/ngày.
Để tránh tình trạng thiếu hụt khí đốt, IEA đề xuất EU đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng trong nhà, thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo, điều chỉnh hệ thống sưởi bằng khí đốt trong nhà...
Ngày 12/12, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo dù Liên minh châu Âu có đủ khí đốt trong mùa Đông này, cũng sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trong năm tới nếu Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung.
IEA cho biết thế giới đã đạt thêm tiến bộ đáng ghi nhận trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong năm nay, song điều này vẫn chưa đủ để đáp ứng các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Theo OPEC, nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ đạt 103 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 2,7 triệu thùng/ngày so với năm 2022 và tăng 1,4 triệu thùng/ngày so với dự báo được đưa ra vào năm ngoái.
Các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.
Giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2022 tăng 1,84 USD, hay 2,1%, lên chốt phiên ở mức 89,11 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 12/2022 tăng 2,12 USD, hay 2,3%, lên 94,57 USD/thùng tại London.
Giá khí đốt đã giảm xuống, nhưng điều này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi các quốc gia cạnh tranh để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tìm nguồn cung khác thay thế Nga.
Giá khí đốt đã tăng mạnh khi nhập khẩu từ Nga giảm, buộc các nước châu Âu phải tìm kiếm nguồn cung thay thế, bao gồm việc mua lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Na Uy.
IEA nhận định doanh số bán xe điện dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022, tuy nhiên cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực khác để giúp đạt mục tiêu giảm phát thải ròng vào năm 2050.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng thêm 2 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm nhẹ so với mức dự báo 2,1 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó.